Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201304/27525-muoi-nam-khong-giao-noi-3-lo-dat-391694/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201304/27525-muoi-nam-khong-giao-noi-3-lo-dat-391694/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mười năm, không giao nổi 3 lô đất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 10/04/2013, 14:00 [GMT+7]
27525

Mười năm, không giao nổi 3 lô đất

Kỳ I: Bán đất chưa giải phóng mặt bằng
 
Ngày 10/10/1993, Bưu điện huyện Diễn Châu có Tờ trình (không số) về việc xin trả 2.000m2 đất khu vực Bưu điện quản lý. Tiếp đó ngày 11/2/1997, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch phân lô đất ở tại khu vực Bưu điện huyện, địa phận thị trấn Diễn Châu gồm 14 lô, trong đó có 4 lô bám mặt tiền Quốc lộ 7, mỗi lô có diện tích thiết kế là 5m x 21,6m = 108m2.

Ngày 21/6/1997, Đảng ủy, UBND thị trấn Diễn Châu họp bàn việc bán đất ở cho dân cư trên địa bàn thị trấn tại 3 khu vực: Nhà trẻ liên cơ, Công ty vôi đá và Bưu điện huyện với giá 900.000 đồng/m2. Chủ trương này được thông báo công khai, rộng rãi trong và ngoài thị trấn, ai có nhu cầu thì liên hệ mua. Tại thời điểm này chỉ bán được một số lô, còn lại chưa bán được. Đến ngày 30/1/2002, HĐND thị trấn Diễn Châu ra Nghị quyết số 01/NQ-HĐ tiếp tục có chủ trương thực hiện quy hoạch đất ở dân cư, trong đó có khu vực Bưu điện huyện.

Thời điểm UBND thị trấn Diễn Châu ra thông báo bán đất (năm 1997), địa điểm 4 lô đất đã phê duyệt tại khu vực Bưu điện huyện Diễn Châu đang tồn tại 3 ki-ốt kinh doanh trên hành lang Quốc lộ 7. Mặc dù đã hết thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh trước đó 4 năm (UBND thị trấn Diễn Châu cho thuê thời hạn từ năm 1990 - 1993), nhưng các hộ vẫn tiếp tục bám trụ.
 
Và, chính sự thiếu quyết liệt của UBND thị trấn Diễn Châu ngay từ đầu trong việc giải phóng mặt bằng, buộc tháo dỡ 3 ki-ốt này khi đã hết thời hạn cho thuê là những nguyên chính khiến việc giao đất cho các hộ đã mua đất không thực hiện được. Từ đó dẫn đến việc 3 gia đình đã nộp tiền mua đất nhưng chưa được giao đất phải làm đơn “cầu cứu” cơ quan chức năng từ địa phương đến Trung ương.
 
Đơn thư khiếu kiện chồng chất
 
Đến nay, sau 10 năm với số tiền hàng trăm triệu đồng các gia đình phải vay mượn để mua đất từ năm 2003, nay họ đang phải è cổ trả lãi suất hàng tháng, đất thì chưa biết đến bao giờ mới được giao…?
 
Quá trình mua, bán đất giữa UBND thị trấn Diễn Châu và các ông Phan Xuân Thành, Nguyễn Xuân Kim, Nguyễn Quang Huy tóm lược như sau:
 
Ông Nguyễn Xuân Kim là thương binh hạng 4/4, nên được xét ưu tiên mua đất. Năm 1997, ông Kim được UBND thị trấn Diễn Châu xét ưu tiên bán cho một lô đất ở  (số 01) có diện tích 108m2 tại khu vực Bưu điện huyện Diễn Châu (giáp Quốc lộ 7) với giá 1.500.000 đồng/m2. Ngày 14/7/2003, ông Kim nộp 10.016.180 đồng tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực mà ông được mua đất ở vào ngân sách UBND thị trấn Diễn Châu.
 
Tiếp đến, ngày 17/7/2003, ông nộp 162.000.000 đồng tiền mua đất vào Kho bạc Nhà nước tại phiếu thu số 012734 và nộp lệ phí trước bạ 1.620.000 đồng tại phiếu thu số 012733. Đến nay, UBND thị trấn Diễn Châu vẫn chưa giao đất thực địa cho gia đình ông.
 
Ba hộ dân 10 năm đi đòi đất
 
Trường hợp mua đất của gia đình ông Phan Xuân Thành: Trước đó, ông Trần Ngọc Lâm ở khối 4, thị trấn Diễn Châu có một ki-ốt kinh doanh tạm trên phần đất thuộc hành lang Quốc lộ 7 từ năm 1990. Năm 1997, UBND thị trấn Diễn Châu bán cho gia đình ông Lâm một lô đất (lô số 03) tại khu vực Bưu điện huyện Diễn Châu, giáp với mặt tiền Quốc lộ 7 (nơi có ki-ốt kinh doanh của gia đình ông), với giá 90.000.000 đồng. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế gia đình không đủ tiền mua đất nên ông Lâm đã bán lại ki-ốt kinh doanh trên cho ông Phan Xuân Thành (anh em kết nghĩa).
 
Ngày 31/12/1997, ông Thành đã nộp 71.820.000 đồng tiền mua đất vào ngân sách UBND thị trấn Diễn Châu tại phiếu thu số 224. Tiếp đến, ngày 16/7/2003, ông Thành nộp thêm 10.016.200 đồng tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng vào ngân sách UBND thị trấn Diễn Châu. Đến nay, UBND thị trấn Diễn Châu vẫn chưa giao đất thực địa cho gia đình.
 
Trường hợp mua đất của gia đình ông Đặng Quang Huy: Năm 2003, ông được UBND thị trấn Diễn Châu xét bán cho một lô đất ở có diện tích 108m2 tại khu vực Bưu điện huyện Diễn Châu (giáp Quốc lộ 7) với giá 1.200.000 đồng/m2. Ngày 14/7/2003, ông Huy nộp 10.016.180 đồng tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực mà ông được mua đất ở vào ngân sách UBND thị trấn Diễn Châu.
 
Ngày 17/7/2003, ông Huy đã nộp 129.600.000 đồng tiền mua đất vào Kho bạc Nhà nước và 1.296.000 đồng tiền trước bạ. Ngày 21/7/2003, ông Huy nộp tiếp 10.016.200 đồng tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực mà ông được mua đất ở vào ngân sách UBND thị trấn Diễn Châu tại phiếu thu số 94. Đến nay, gia đình ông vẫn chưa được UBND thị trấn Diễn Châu giao đất.
 
Có thể khẳng định, việc mua đất của các hộ gia đình trên diễn ra một cách công khai, hợp pháp, đã thực hiện đầy đủ các khoản lệ phí theo yêu cầu của UBND thị trấn Diễn Châu. Thế nhưng, điều oái oăm là đã hơn 10 năm sau khi nộp tiền mua đất, đến nay họ vẫn chưa được giao đất thực địa. Điều này không những gây bức xúc trong dư luận mà còn làm giảm uy tín của chính quyền đối với người dân.

Đức Thắng - Xuân Thống
.