Mặt hàng | Giá cũ | Giá mới |
Xăng RON 92 | 24.550 | 24.050 |
Dầu diesel 0,05 S | 21.900 | 21.450 |
Dầu hỏa | 22.050 | 21.600 |
Dầu mazút | 17.450 | 17.450 |
Đại diện PV Oil cũng có kế hoạch điều chỉnh tương tự từ 18h. Trong khi đó, các đại lý của Sài Gòn Petro và Petec tại TP HCM đã nhận được thông báo về giá bán mới với mức giảm tương đương.
Biển báo giá mới được điều chỉnh lúc 18 giờ chiều 9/4. Ảnh: Anh Quân |
Bộ Tài chính cuối chiều cũng phát đi thông cáo về việc khuyến nghị các doanh nghiệp điều chỉnh khi giá bán hiện hành đang cao hơn so với giá cơ sở. Căn cứ theo bảng kê của Bộ, các doanh nghiệp đã giảm giá mạnh hơn so với mức chênh lệch.
Mặt hàng | Giá bán hiện hành | Giá cơ sở tính toán theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP | Chênh lệch giữa giá bán hiện hành so với giá cơ sở |
(1) | (2) | (3)=(1)-(2) | |
1. Xăng RON 92 | 24.550 | 24.069 | + 481 |
2. Dầu điêzen 0,05 S | 21.900 | 21.485 | + 415 |
3. Dầu hoả | 22.050 | 21.605 | + 445 |
4. Dầu madút 3,5S | 18.450 | 18.408 | + 42 |
Trước đó, ngày 28/3, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng 362 đến 1.430 đồng một lít. Giá bán lẻ tối đa xăng RON 92 lên mức cao nhất từ trước đến nay với 24.580 đồng. Theo lý giải của Liên bộ Tài chính - Công Thương, để bình ổn xăng dầu trong giai đoạn cuối 2012 đầu 2013, cơ quan quản lý cho biết đã nhiều lần thực hiện các biện pháp như tăng trích quỹ bình ổn giá, giảm thuế, yêu cầu doanh nghiệp chưa tính lợi nhuận định mức… Do đó, tuy giá thế giới từ đầu năm có nhiều biến động nhưng trong nước, đây là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 11/2012.
Các doanh nghiệp đã không tận dụng hết biên độ tăng cho phép, đưa giá lên 24.550 đồng một lít thay vì mức tối đa 24.580 đồng. Tuy vậy việc giá bán lẻ trong nước tăng bất ngờ trong bối cảnh giá thế giới giảm cũng khiến dư luận một phen "choáng váng". Các cơ quan chức năng sau đó đã phải lên tiếng giải thích với lý do chính là "hết quỹ bình ổn" và quyết định tăng giá được giữ tới phúc chót để tránh đầu cơ.