Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201304/27303-no-luc-tai-dua-lao-dong-sang-han-quoc-391828/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201304/27303-no-luc-tai-dua-lao-dong-sang-han-quoc-391828/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nỗ lực tái đưa lao động sang Hàn Quốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 02/04/2013, 15:05 [GMT+7]
27303

Nỗ lực tái đưa lao động sang Hàn Quốc

Tính đến thời điểm này đã tròn 8 tháng phía Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam do tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của Việt Nam cao (trên 50%). Hậu quả nặng nề là 12.000 lao động đã thi đỗ chứng chỉ tiếng Hàn từ tháng 12/2011, nhưng không được chủ sử dụng lựa chọn, cùng với đó là hàng vạn lao động đã học tiếng Hàn, chưa biết khi nào được tham gia kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn, để đi làm việc tại Hàn Quốc. Mấu chốt của vấn đề là Việt Nam phải giảm được tỷ lệ lao động bỏ trốn ngoài hợp đồng để Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc gia hạn tiếp Thỏa thuận hợp tác lao động giữa hai Chính phủ, mới “cứu” được thị trường được nhiều lao động Việt Nam trông đợi nhất.
 
Tập trung khôi phục thị trường

Theo công bố về hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài của Hàn Quốc trong năm 2013 là trên 60 nghìn lao động. Với việc Bộ Việc làm và Lao động  Hàn Quốc chưa ký lại Bản Thỏa thuận hợp tác lao động theo Chương trình EPS với Việt Nam, thì đương nhiên từ một quốc gia đứng đầu về số lượng lao động được tiếp nhận trong số 15 quốc gia phái cử lao động sang Hàn Quốc, mỗi năm Hàn Quốc nhận trên 1 vạn lao động Việt Nam, năm nay lao động Việt Nam đã bị loại ra khỏi danh sách giới thiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc. Đây là một thiệt thòi lớn, khi mà đối với nhiều gia đình, cơ hội đi làm việc ở Hàn Quốc giúp họ thay đổi lớn trong cuộc sống. Thu nhập bình quân của lao động tại Hàn Quốc dao động từ 1.000 đến 1.500 USD, gấp nhiều lần so với công việc tương đương tại Việt Nam.

Một trong rất nhiều biện pháp đưa ra để “cứu” thị trường XKLĐ đang được Bộ LĐ-TB&XH tập trung đẩy mạnh đó là tuyên truyền, vận động lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc về nước đúng hạn ở 15 tỉnh, thành phố có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao nhất cả nước.

Tính đến cuối tháng 3/2013, với việc tổ chức tại Thái Bình, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức tuyên truyền, vận động ở 11 tỉnh, thành phố. Theo thống kê của Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, Thái Bình là một trong 5 tỉnh đứng đầu toàn quốc về số lượng lao động bỏ trốn. Điều đáng ghi nhận là trước tính cấp thiết của vấn đề cần phải “cứu” thị trường XKLĐ Hàn Quốc, ngày 26/3/2013, UBND tỉnh Thái Bình đã ra Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp chỉ đạo thực hiện Chương trình hợp tác lao động Việt Nam-Hàn Quốc và vận động lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng thời hạn.

12 nghìn lao động có chứng chỉ tiếng Hàn từ tháng 12/2011 đang có nguy cơ hết hạn nếu Hàn Quốc không tiếp nhận trở lại lao động sớm

Sở LĐ-TB&XH Thái Bình cho biết, toàn tỉnh có 637 lao động phải về nước trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Riêng huyện Vũ Thư có tới 156 lao động tại Hàn Quốc cần vận động về nước, tiếp đến là Quỳnh Phụ: 46 người. Theo số liệu báo cáo sau khi tổ chức tuyên truyền vận động ký cam kết đã có 137 lao động về nước (đạt tỷ lệ 21%) so với tổng số lao động phải về nước.

Sẽ có những biện pháp mạnh để giữ thị trường

Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, từ năm 2004 đến nay, có trên 70 nghìn lượt lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, hiện còn 57 nghìn lao động đang làm việc. Lao động Việt Nam chiếm 25% trong tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Hàn Quốc. Tuy nhiên có tới 17.000 lao động hết hạn hợp đồng đang làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Việt Nam đánh mất vị trí là nước được tiếp nhận nhiều lao động nhất (năm 2011 đưa 12.500 lao động sang Hàn Quốc; năm 2012: 6.400 lao động, năm 2013: chắc chắn giảm mạnh hơn).

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Choi Byung-Gie, Giám đốc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đánh giá cao nỗ lực tổ chức hội thảo, hội nghị của Việt Nam để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn.

Sau một thời gian thực hiện, nhìn lại kết quả thống kê tỷ lệ lao động bất hợp pháp trong tháng 1/2013 vẫn không giảm, dù là 1%. Hàn Quốc vẫn chờ đợi một cách làm mới có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ông cũng hy vọng vào kết quả của tháng 2, tháng 3 sau khi người lao động về quê ăn Tết, tỷ lệ sẽ giảm. Cùng với đó là việc Hàn Quốc vẫn đang tích cực truy quét, kiểm tra các xưởng sử dụng lao động nước ngoài. Ông Choi cho rằng, về lâu dài, Chính phủ Việt Nam cần xem xét ra một chế tài có giá trị pháp lý để hạn chế lao động Việt Nam ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc giảm tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, tại hội nghị được tổ chức tại huyện Vũ Thư (Thái Bình) trong ngày 29/3, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết, sắp tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tổng kết, đánh giá lại hiệu quả của hình thức tuyên truyền, vận động tại các địa phương để tìm ra cách làm mới hiệu quả hơn. Quan điểm nhất quán là phải tạo cho người lao động có cơ hội có việc làm có thu nhập cao.

Với những nỗ lực của phía Việt Nam, khi Hàn Quốc mở lại thị trường, Bộ LĐ-TB&XH sẽ dứt khoát thực hiện các biện pháp mạnh không cho tham gia chương trình EPS ở những địa phương có lao động bỏ trốn nhiều, huyện nào có lao động bỏ trốn nhiều. Áp dụng biện pháp ký Quỹ, địa phương nào có tỷ lệ trốn cao thì phải ký Quỹ nhiều. Đồng thời sẽ bổ sung quy định người lao động trước khi đi phải có hình thức đăng ký với địa phương. Trong hồ sơ của lao động đi làm việc tại Hàn Quốc phải có xác nhận đó mới được xuất cảnh.

Trước lo lắng của 12.000 lao động đã trải qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn (từ tháng 12/2011), đang nằm im trên mạng không được chủ sử dụng chọn, sắp hết hạn (chứng chỉ này chỉ có giá trị trong 2 năm), ông Choi Byung-Gie cho rằng, để có lợi hơn cho số lao động này, Chính phủ Việt Nam có thể đề xuất với Chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho người lao động có thể gia hạn chứng chỉ tiếng Hàn.

Những nguy cơ đối với lao động làm việc, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc

Không được pháp luật Hàn Quốc bảo vệ trong thời gian cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Không còn cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc, học tập, du lịch vì bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc. Không được hưởng BHYT, Bảo hiểm rủi ro…. Bị xử phạt khi về Việt Nam và không được đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian từ 3 đến 5 năm. Người thân trong gia đình sẽ không được đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. (Nguồn Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH)


Nguồn: CAND
.