Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/27202-ngao-ngan-voi-gia-xang-tang-cao-nhat-lich-su-391896/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/27202-ngao-ngan-voi-gia-xang-tang-cao-nhat-lich-su-391896/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ngao ngán với giá xăng tăng cao nhất lịch sử - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 29/03/2013, 12:41 [GMT+7]
27202

Ngao ngán với giá xăng tăng cao nhất lịch sử

Dân bất ngờ và lo lắng
 
Sau khi có thông tin xăng sẽ tăng giá đến mức kỷ lục, nhiều người dân Hà Nội đã vội đi mua xăng. Tại cây xăng trên đường Trần Hưng Đạo, khoảng 19h30 bắt đầu chật cứng người mua xăng. Nhiều người dân cho biết, họ mới nghe được thông tin giá xăng lúc chiều tối và lập tức đi mua ngay vì giá lên quá cao. Hầu hết bày tỏ thất vọng hay lo lắng trước mức giá mới.
 
Tăng giá không chỉ khiến người dân bất ngờ mà cả các chuyên gia kinh tế cũng không thể đoán được. Bởi lẽ, những ngày gần đây, giá xăng dầu thế giới liên tục sụt giảm, các đại lý xăng dầu được tăng hoa hồng gấp 3 - 4 lần những ngày trước còn doanh nghiệp đầu mối vẫn được sử dụng quỹ bình ổn ở mức rất cao.
 
Bác Nguyễn Thị Hoa, nhà trên phố Tăng Bạt Hổ cho biết, những ngày vừa qua, bác xem các phương tiện truyền thông đều thấy đăng tải thông tin giá xăng trong nước đang thấp hơn giá xăng thế giới khá nhiều, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp xăng trong nước đang lãi lớn, vậy mà không hiểu sao giá xăng lại tăng?.
 

Đi đổ xăng trước giờ tăng giá ở Hà Nội
 
 
Bác Cao Hồng Thái (một người dân sống tại phố Dịch Vọng, Hà Nội) vẫn chưa hết bất ngờ: "Hôm nay, hai bác sang nhà bà con ở quận Tây Hồ chơi, trên đường về ghé vào cây xăng, thấy giá niêm yết tại cây xăng mà giật mình. Sau khi tìm hiểu mới biết là thông tin xăng dầu tăng giá đã được báo trước 1 tiếng, vậy nhưng do không để ý nên khi đổ xăng, 2 bác đều rất bất ngờ" .
 
Bác Thái nói: Sau xăng thì nhiều mặt khác sẽ tăng giá. Đời sống vốn đã khó khăn trong hai năm qua nay lại càng thêm khốn đốn. Không biết sẽ phải thắt chặt chi tiêu kiểu gì nữa đây.
 
Anh Đỗ Hữu Dinh (quê Thủy Nguyên, Hải Phòng) bày tỏ: "mình vào cây xăng đổ xăng, bất ngờ vì thấy chênh lệch gần chục ngàn so với lần đổ gần nhất. Mình cứ tưởng bị "ăn gian", thế nhưng, bảng thông báo giá xăng tăng được "public" rộng rãi. Lúc đó mình mới biết tới việc xăng tăng giá."
 
"Những lần trước, giá xăng, dầu tăng một thì giá cả vật liệu sinh hoạt tăng gấp 2 - 3 lần. Lần giá xăng tăng năm 2012 (23.150 đồng/lít), cô chủ nhà xuống gặp bọn em bảo tăng giá thuê nhà từ 1,5 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng; giá nước tăng từ 40 ngàn đồng/người/tháng lên 60 ngàn; giá điện sinh hoạt cũng tăng... Chúng tôi là người đi ở trọ, chẳng biết thế nào nên đành phải chấp nhận..." - Nguyễn Anh Hòa lao động tự do cho hay.
 
Ngay sau khi có quyết định điều chỉnh, nhiều DN cũng thừa nhận họ nhận được rất nhiều phản ánh bức xúc của người dân về quyết định. Tuy nhiên, theo các DN, họ không thể chịu lỗ mãi được. Họ lấy đâu ra tiền để bù vì có phải ai cũng trường vốn đâu. Nếu cứ tiếp tục kinh doanh lỗ, làm sao doanh nghiệp chịu được trong khi buôn lậu xăng dầu đang gia tăng vì chênh lệch giá trong và ngoài nước.
 
DN hoang mang
 
Ảnh hưởng mạnh nhất bởi việc tăng giá là các DN vận tải. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN - cho biết: "Tôi rất ngạc nhiên trước việc giá xăng được điều chỉnh, trong một vài ngày trước đây dư luận kêu giá xăng, dầu trên thị trường thế giới giảm nhưng Bộ Tài chính lại cho rằng chưa đủ điều kiện giảm. Việc tăng giá lần này rất đột ngột vì dư luận đang yêu cầu giảm mà liên bộ lại tăng, điều này quá bất ngờ với xã hội nói chung và ngành vận tải nói riêng".
 
Theo ông Hùng, giá xăng, dầu tăng cao sẽ buộc ngành vận tải phải điều chỉnh lại giá cước. Đây là điều không muốn nhưng vẫn phải làm, vì nếu không tăng cước thì sẽ lỗ và không thể tồn tại được. Giá cước tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí lưu thông hàng hóa và sẽ kéo theo nhiều mặt hàng phải tăng giá. làm bấn loạn thị trường.
 
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, việc nâng giá xăng lên chắc chắn đóng góp vào việc lạm phát tăng và gây khó khăn lớn cho đời sống người dân và các doanh nghiệp, hiện nay họ đã quá mệt mỏi.
Trong khi đó, việc tăng giá được các cơ quan chức năng cho rằng là "không có sự lựa chọn nào khác", Vì thực tế, giá xăng một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Trung Quốc đang cao hơn Việt Nam.
 
Trước tác động của tăng giá xăng, các DN và chuyên gia cho rằng, việc tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng. Tăng giá xăng dầu sẽ đẩy giá nhiều mặt hàng trong nước.
 
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, chắc chắn chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tới sẽ tăng. "Giá điện, giá xăng dầu đều tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi tăng giá, mọi thứ đầu vào sẽ tăng. Điều này càng làm cho DN khó khăn và đời sống người dân thêm khốn khó.
 
Vị chuyên gia đặt vấn đề: lạm phát mới có dấu hiệu giảm sau hai tháng đầu năm tăng, giá xăng trong nước lại bất ngờ tăng vọt lên mức cao chưa từng có từ trước tới nay. Đây có phải là lợi dụng lạm phát để tăng giá. Sau xăng liệu các giá khác như điện, than, nước sạch nếu đòi tăng theo thì người dân sẽ rất khốn khó.
 

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú: “ Lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất là ngày 28/8/2012. Kể từ đó đến nay, giá xăng dầu thế giới đã tăng trong thời gian dài. Tuy nhiên thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ bình ổn giá xăng dầu trên thị trường, Bộ Tài chính đã quyết định cho các doanh nghiệp sử dụng Quỹ bình ổn giá để bình ổn. Ngoài ra, Chính phủ cũng tiếp tục duy trì thuế ở mức thấp và đồng thời giảm một số chi phí định mức trong công thức tính giá.

Nhờ những biện pháp trên cho đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường cao hơn giá chúng ta tính toán là khoảng 800 đồng/lít. Tuy nhiên đến nay, Quỹ bình ổn giá đã hết. Nhiều doanh nghiệp thậm trí Quỹ bình ổn giá đã âm, không còn khả năng dùng để bình ổn.

Hiện giá xăng dầu thế giới tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Bởi vậy cùng với việc rút bỏ sử dụng Quỹ bình ổn giá chúng ta phải tăng giá để bù đắp lại.

Việc điều hành giá xăng dầu cũng như giá tất cả các loại hàng hóa khác theo thị trường là định hướng một cách nhất quán của Đảng và Chính phủ. Trước mắt chúng ta giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải đưa trở lại thuế thông thường đối với sản phẩm xăng dầu. Chẳng hạn như hiện thuế đang là 12% đưa về mức 2% là mức thuế thông thường. Thứ 2, đảm bảo trích Quỹ bình ổn giá làm sao cho không quá nhiều, cũng không quá ít để bình ổn vào thời điểm giá thế giới tăng. Thứ 3, đảm bảo cho các chi phí phù hợp với các chi phí thực tế trên thị trường.

(Theo VTV)

 
 

VEF
.