Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/27186-thuc-trang-buon-co-gap-giai-phap-hay-391901/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/27186-thuc-trang-buon-co-gap-giai-phap-hay-391901/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thực trạng buồn có gặp giải pháp hay? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 31/03/2013, 08:07 [GMT+7]
27186

Thực trạng buồn có gặp giải pháp hay?

Nhiều giải pháp đã được UBND tỉnh cùng doanh nghiệp bàn bạc nhưng việc giải cứu dự án bất động sản sẽ không dễ dàng.
 
Kỳ I: Đìu hiu thị trường bất động sản
 
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, giá cả sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường, số lượng giao dịch không nhiều, thậm chí một số dự án không có giao dịch. Nhiều doanh nghiệp bất động sản, kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực kinh tế hạn chế, phải vay vốn kinh doanh hoặc dựa vào nguồn vốn đầu tư ban đầu của khách hàng.
 
Mới đây Bộ Xây dựng có báo cáo thống kê cho thấy cả nước ta đang còn 42.000 căn nhà tồn kho tại các dự án bất động sản nhưng thực tế sẽ còn nhiều hơn vì các dự án không báo cáo con số thực vì sợ ảnh hưởng đến kinh doanh. Bên cạnh đó, một số căn hộ tồn kho do dự án đã huy động vốn một phần, đã giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng phải dừng thi công do không có thị trường, các nhà đầu tư đã mua nhưng chưa bán được.
 
Nhiều dự án biệt thự tỉnh ta đang “bỏ hoang”
 
Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang có 110 dự án kinh doanh bất động sản của 74 doanh nghiệp với tổng diện tích gần 1.000 ha có tổng mức đầu tư khoảng 51.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số dự án được triển khai và đưa vào sử dụng mới đạt được gần 7% mức đầu tư. Hiện, tỉnh ta đang tồn kho nhà ở thấp tầng tại các dự án là 2.595 căn, căn hộ chung cư là 1.120 căn, diện tích văn phòng cho thuê và mặt bằng thương mại tại các dự án bất động sản là 12.982m2, đất nền là 5.148m2.
 
Nguyên nhân của thực trạng này là giá đất, giá nhà hiện còn quá cao so với mức thu nhập bình quân đầu người mà theo tính toán của các chuyên gia, số bất động sản tồn kho ở tỉnh ta phải 10 năm nữa mới tiêu thụ hết so với thu nhập đầu người. Một khi giá còn cao thì các giải pháp để đưa ra hỗ trợ thị trường rất khó phát huy hiệu quả khi mà lượng cầu không có do người dân dù có nhu cầu mua nhưng không thể đủ tiền vì đất dự án quá cao.
 
Báo cáo mới đây nhất của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy, giá nhà ở trung bình ở Việt Nam cao hơn gấp 25 lần thu nhập bình quân hàng năm của người lao động, trong khi các nước Châu Âu chỉ 7 lần, khu vực Đông Nam Á chỉ hơn 5 lần. Tại địa bàn tỉnh ta, nhu cầu người dân mua nhà thấp nhất dưới 400 triệu đồng là rất nhiều nhưng đất và nhà ở khu dự án đắt gấp nhiều lần nên người dân gần như không có cơ hội tiếp cận.
 
Trong khi nguồn cung cấp cho thị trường tiếp tục được bổ sung khi các chung cư cao tầng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu nhà ở tầng thấp đang được hoàn thiện. Việc cung và cầu không gặp nhau khi người mua có nhu cầu thấp thì người bán bán với giá cao.
 
Trong hơn 1 năm qua, các sàn giao dịch ít có giao dịch bất động sản thành công, có 6/17 sàn không có giao dịch bất động sản nào trong năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013. Dù các doanh nghiệp bất động sản đang cố gắng hâm nóng lại thị trường bằng giảm giá, ưu đãi trong kinh doanh như hỗ trợ vốn vay, nhiều hình thức khuyến mại… và thực tế giá bất động sản đã giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011 và giảm tới 25% so với thời điểm cao nhất, nhưng người mua vẫn đang rất thờ ơ.
 
Người không có tiền không tiếp cận bất động sản là điều hiển nhiên, nhưng ở tỉnh ta người có tiền cũng không mặn mà với bất động sản. Hiện, tỉnh ta là tỉnh có số tiền gửi tiết kiệm trong dân cao nhất Bắc Trung bộ, gấp đôi tỉnh Thanh Hóa dù dân số của chúng ta ít hơn so với Thanh Hóa. Tâm lý người dân đang để đồng tiền an toàn trong ngân hàng dù lãi suất gửi đã giảm xuống dưới 10%/năm.
 
Tâm lý này xuất phát từ thực tế các dự án bất động sản không đảm bảo đúng hợp đồng đã ký kết. Rất nhiều dự án “hứa” đầu tư cơ sở hạ tầng như cầu cống, điện, đường… nhưng khi nhận được tiền đầu tư ban đầu của dân đã không thực hiện hợp đồng ký kết.
 
Có những chung cư cam kết sẽ bàn giao nhà đúng thời hạn đã quá hạn vài ba năm nhưng vẫn đang trong quá trình xây phần thô. Cùng với đó là việc cấp quyền sử dụng đất tại các dự án còn quá chậm dẫn đến những người đầu cơ không có cơ hội sang nhượng khi chưa có bìa đỏ.
 
Tương lai của thị trường bất động sản sẽ còn rất ảm đạm, việc triển khai các giải pháp cứu các dự án bất động sản là cần thiết, đây có thể là cơ hội để cung và cầu gặp nhau dưới sự “dìu dắt” của các cấp chính quyền.
Kỳ II: Nhiều giải pháp “cứu” dự án bất động sản

Ngọc Hùng
.