Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/26884-gong-minh-chong-dich-tai-xanh-392097/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/26884-gong-minh-chong-dich-tai-xanh-392097/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
“Gồng mình” chống dịch tai xanh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 19/03/2013, 12:30 [GMT+7]
26884

“Gồng mình” chống dịch tai xanh

Nước mắt nhà nông

Chúng tôi tìm về huyện Yên Thành, nơi “cơn bão” dịch tai xanh đang hoành hành những ngày qua. Trên các lối đi vào trung tâm xã, không còn cảnh người dân mổ thịt bày bán ven đường. Đầu con đường dẫn vào các xã có dịch, chính quyền đã lập trạm chốt, có người canh giữ với tấm biển mang dòng chữ “Vùng có dịch tai xanh, cấm vận chuyển lợn”. Dịch tai xanh ở Yên Thành cứ “đến hẹn lại lên” nhưng năm nay, dịch bệnh đến sớm, lây lan nhanh, diễn biến khó lường khiến bà con không kịp trở tay.

Dịch bệnh phát sinh vào ngày 6/3 tại nhà ông Võ Huy Á, xóm Trung Lai, xã Phú Thành, sau đó nhanh chóng lây lan sang các hộ trong xã rồi lây sang Thọ Thành, Đô Thành. Đến thời điểm cuối ngày 14/3, dịch bệnh đã phát sinh tại 120 hộ thuộc 20 xóm của 3 xã Phú Thành, Thọ Thành và Đô Thành. Số lợn đã đem đi tiêu hủy là 254 con (16,44 tấn).
 
Chốt trạm kiểm soát đầu con đường dẫn vào xã  Phú Thành
 
Chỉ riêng xã Phú Thành, tính đến sáng 14/3, toàn xã đã có 83 hộ dân, 9/15 xóm với tổng số 185 con lợn (trên 12 tấn) nhiễm dịch tai xanh phải tiêu hủy. Mặc dù, dịch bệnh đang có dấu hiệu chững lại nhưng diễn biến khó lường, uy hiếp nghiêm trọng đàn lợn của toàn xã.

Theo nhận định của một cán bộ Trạm Thú y huyện Yên Thành, sau những nỗ lực dập dịch của người dân và chính quyền địa phương, các ban, ngành hữu quan, dịch tai xanh đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, với sự lây lan phức tạp, trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao, nhiều ổ dịch có nguy cơ bùng phát, lây lan ra diện rộng, uy hiếp các địa phương giáp ranh. Chính vì thế, người dân và các cơ quan ban, ngành không được phép lơ là chủ quan.

“Gồng mình” chống dịch
 
Ngày 6/3, Trạm Thú y huyện Yên Thành nhận được tin báo tại hộ chăn nuôi gia đình ông Võ Huy Á xóm Trung Lai, xã Phú Thành có 1 con lợn bị chết, 1 con bỏ ăn, các biện pháp tiêu độc khử trùng nhanh chóng được triển khai.
 
Sau khi có kết quả dương tính với dịch tai xanh, huyện Yên Thành tiến hành nhanh các phương án dập dịch: Lập bản cam kết với hộ gia đình có gia súc ốm không được bán chạy, giết mổ, kiểm tra chặt chẽ hoạt động giết mổ trên địa bàn, cấm mua bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra khỏi địa bàn, hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh tiêu độc khử trùng, phun hóa chất, tiến hành tiêm phòng bao vây 5 xóm tại xã Phú Thành, 2 xóm của xã Hợp Thành…
 
Ngày 8/3, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định công bố dịch Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (bệnh tai xanh) trên địa bàn xã Phú Thành, huyện Yên Thành và hỗ trợ 10.000 liều vắc-xin tai xanh, 700 lít hóa chất benkocid. Chi cục Thú y tỉnh cử 1 lãnh đạo, 1 trưởng phòng, 2 cán bộ dịch tễ, trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua 50 nghìn liều vắc-xin JAX1-R để tiêm phòng chống dịch cho vùng dịch và vùng bị dịch tai xanh uy hiếp. UBND huyện Yên Thành hỗ trợ 5 tấn vôi cho các xã Phú Thành, Hợp Thành, Hồng Thành, Thọ Thành và Đô Thành.
 
Tích cực tiêm phòng bao vây dập dịch tại xóm Đông Hồng, xã Phú Thành
 
Đến thời điểm này, tại 3 xã có dịch tại huyện Yên Thành đã thành lập được 15 chốt trạm kiểm soát. Trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình huyện và đài phát thanh các xã, thị trấn đều đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh để nhân dân tự giác phòng, chống dịch. Nhiều hộ chăn nuôi tại Yên Thành đã tự giác dọn vệ sinh, ủ phân, phun hóa chất khử trùng, rải vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.

Mấy ngày dịch lên đến cao điểm, cán bộ Chi cục Thú y Nghệ An và Trạm Thú y huyện tăng cường lực lượng xuống cơ sở, cùng ăn, cùng ở với bà con để chống dịch. Cùng với việc tổ chức ngay các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tai xanh, huyện phân công cán bộ phụ trách từng vùng, từng cụm xã để chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các địa phương tổ chức, thực hiện việc phòng chống dịch, đặc biệt với những vùng nguy cơ cao.
 
Chỉ 2 ngày sau khi có kết quả dương tính với dịch tai xanh (8/3), Phòng NN&PTNT cùng Trạm Thú y huyện Yên Thành, các ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 63 con lợn bị bệnh của xã Phú Thành (17 lợn nái, 46 lợn thịt), với tổng trọng lượng trên 4.700 kg. Từ xã Phú Thành, dịch tiếp tục lây lan và phát sinh tại một số xã nằm dọc kênh 14 trên trục đường TL333 bao gồm Thọ Thành và Đô Thành.
 
Ngày 12/3/2013, huyện Yên Thành đã phối hợp với cơ quan thú y tiếp tục tiêu hủy số lợn mắc bệnh phát sinh thêm tại hai xã này. Tính đến hết ngày 14/3, tổng số lợn đã tiêu hủy là 254 con (64 con lợn nái, 190 con lợn thịt) với tổng trọng lượng 16,44 tấn.

Ông Phan Ngọc Tú, cán bộ Chi cục Thú y tỉnh, người được phân công nhiệm vụ túc trực chống dịch tại xã Phú Thành cho biết: "Yên Thành là huyện có tổng đàn lợn lớn, có nhiều kênh mương tưới tiêu, điều kiện chăn nuôi chật chội, mật độ cao, thói quen giết mổ nhỏ lẻ, dịch rất dễ bùng phát. Đây là huyện giáp đường quốc lộ, giáp ranh với nhiều huyện khác, nếu công tác dập dịch không được tiến hành quyết liệt thì nguy cơ lây lan ra diện rộng trên toàn tỉnh là rất cao. Dịch đã có dấu hiệu chững lại nhưng chúng ta không được phép chủ quan".

Văn Dũng
.