Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/26819-nguoi-hoi-sinh-cho-vung-dat-chet-392146/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201303/26819-nguoi-hoi-sinh-cho-vung-dat-chet-392146/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người hồi sinh cho “vùng đất chết” - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 16/03/2013, 08:03 [GMT+7]
26819

Người hồi sinh cho “vùng đất chết”

Tuy mới là bước đầu thành công, nhưng thành quả mà anh đem lại mở ra một hướng đi mới cho những người dân “vùng đất chết” này.
 
Sinh ra từ làng
Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở xã Thạch Bàn, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Thạch Hà, Nguyễn Phi Thắng sau khi rời quân ngũ đã đi vào nhiều nơi trong miền Nam để kiếm công ăn việc làm. Lập gia đình và sinh con trong giai đoạn khó khăn, nên anh làm quần quật mà cơm cũng không đủ no, áo không đủ mặc. Trong một lần xem tivi, anh thấy chương trình “Sinh ra từ làng” nói về một gia đình ở Thái Bình nuôi cá chẻm thành công. Anh đã ghi lại số điện thoại của chương trình và nhân vật đó để ước mơ sau này được bước tiếp con đường làm giàu như vậy.
 
Anh Thắng tâm sự: “Trước đây, cả khu vực này đều bỏ hoang, có các ao hồ của dự án nước ngoài để lại, tôi về quê thấy vậy nên bàn với vợ ra mượn lại hồ để nuôi cá. Lúc đầu mượn hồ thì một số gia đình họ cho, có hộ không đồng ý cho mượn. Ai cũng nghĩ tôi bị điên, vì dự án nước ngoài đầu tư tiền tỷ không thành công, nay tôi lao đầu vào chỗ này. Nhưng tôi vẫn quyết tâm làm kinh tế trên vùng đất được xem là đã chết. Tôi bàn với gia đình cắm bìa đất và vay ngoài được hơn 700 triệu đồng, đầu tư cải tạo ao, ra Thái Bình tìm nhân vật trong chương trình ngày trước trên tivi. Nhờ họ tư vấn kỹ thuật cho, sau đó hợp đồng với họ về con giống và bao tiêu sản phẩn loài cá chẻm”.
 
Anh Thắng (bên trái) trao đổi về mô hình nuôi cá của mình
 
Mẻ đầu tiên tôi mua 3,5 vạn con cá chẻm về thả trong 13 cái ao, theo quy trình thì loài cá này 6 tháng là xuất ao được. Và trọng lượng đạt 1,2 - 1,5kg. Ngoài ra, tôi cũng nuôi thử nghiệm cá hồng Mỹ, cá mú và thả 6 vạn con cua xanh, 50 vạn con tôm đất. Bởi vì ngoài những loại cá trên thì tôm đất và cua xanh sống và phát triển tốt trên loại nước lợ và phèn này.
 
Hồi sinh đất chết…
Vợ chồng anh Thắng bắt đầu nuôi cá chẻm từ cuối tháng 4/2012 đến nay, theo tính toán thì gia đình anh đã bỏ ra hơn 1,8 tỷ đồng để cải tạo ao hồ, mua con giống, thức ăn và mua sắm vật tư điện nước. Mẻ cá đầu tiên phát triển rất thành công, giá cá chẻm ở thị trường 120.000 đồng/kg. Sản lượng cá ước đạt 20 tấn, trừ chi phí thì gia đình anh đã trả được một phần nợ ngân hàng và tái đầu tư mẻ cá khác.
 
Khi anh Thắng về đặt vấn đề nuôi cá trên cát, chính quyền xã Thạch Bàn rất ủng hộ và tạo điều kiện cho gia đình anh về mặt thủ tục giúp vay vốn ngân hàng. Ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, phía xã lúc đầu thấy anh Thắng về đặt vấn đề nuôi cá trên vùng đất có dự án bỏ hoang cũng thấy khó khả thi, nhưng thấy anh nhiệt tình nên cũng tạo điều kiện hết sức. Chúng tôi cũng mong muốn mô hình làm ăn có lãi, thu hút nhân rộng được nhiều hộ khác tham gia để khai thác vùng đất cát và diện tích mặt nước hoang hóa. Chính quyền xã cũng không thu bất cứ loại phí, thuế gì với các hộ nuôi cá trên vùng dự án bỏ hoang này”.
 
Được biết, năm 2000, Dự án SUMA, một dự án phi Chính phủ của Đan Mạch đã đầu tư cho 105 hộ nghèo ở Thạch Bàn 105 cái ao (mỗi ao diện tích 0,3ha) và hỗ trợ kỹ thuật, con giống để người dân nuôi thủy sản. Năm 2005, Dự án SUMA đi vào hoạt động, người dân rất tích cực nuôi tôm nước lợ nhưng không thành công. Qua 2 vụ nuôi, người dân không những không có lãi, mà còn mất mùa, không có tiền để cải tạo ao hồ, mua con giống nên đành bỏ hoang. Dự án cũng hết hiệu lực, nên không có chính sách hỗ trợ người dân.
 
Sau khi mô hình nuôi cá chẻm và cá hồng Mỹ của gia đình anh Thắng thành công, đã có 5 hộ khác cùng chung sức với gia đình anh nuôi các ao còn lại. Anh Thắng cho biết, hiện tại có 4 ao chưa nuôi, nếu họ cho thuê lại thì anh sẽ thuê khỏi lãng phí mặt nước, còn nếu gia đình có ao muốn nuôi cá thì anh sẽ tạo điều kiện phổ biến cho nhiều hộ gia đình nuôi trồng thủy sản địa phương tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và cũng tạo thương hiệu cho sản phẩm nuôi trồng của mình.
 
Trên quê hương nghèo Thạch Bàn với hàng trăm tấn cá được xuất bán thu về một số tiền lớn, đây có lẽ là mùa Xuân ấm áp nhất không chỉ gia đình anh Thắng mà còn cho những người con nghèo xứ Nghệ. Trước khi ra về, vợ chồng anh hẹn chúng tôi một ngày gần đây về thăm lại trang trại với nhiều sự đổi mới. Nụ cười rạng rỡ của vợ chồng anh Thắng và những gì anh đã làm được chúng tôi tin rằng anh sẽ thành công.

Văn Hảo - Quốc Hoàng
.