Bấm Play để xem video mô hình. Nguồn: Youtube |
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa ký một hợp đồng trị giá 17,8 triệu USD với một công ty có tên Bigelow Aerospace để cùng nhau sản xuất một loại thiết bị/nhà ở có thể phồng to ra dùng làm nơi trú ngụ cho các phi hành gia lúc kết nối vào trạm không gian ISS.
Thiết bị này được làm từ các lớp vật liệu tương tự như Kevlar (dùng làm áo chống đạn) có khả năng chịu va đập cao và sau khi dùng xong, nó sẽ tự đốt cháy sau khi bay vào lại bầu khí quyển của Trái Đất.
Thiết bị này có tên Bigelow Expandable Activity Module (gọi tắt là BEAM) sẽ được các nhà khoa học phóng lên vũ trụ vào năm 2015. Một khi BEAM được gắn vào bên ngoài lớp vỏ của trạm không gian ISS thì nó sẽ bắt đầu phồng to ra, tạo thành một không gian dài 4 mét rộng 3 mét ở bên trong để người ta có thể ở và làm việc được.
Thiết bị này có tên Bigelow Expandable Activity Module (gọi tắt là BEAM) sẽ được các nhà khoa học phóng lên vũ trụ vào năm 2015. Một khi BEAM được gắn vào bên ngoài lớp vỏ của trạm không gian ISS thì nó sẽ bắt đầu phồng to ra, tạo thành một không gian dài 4 mét rộng 3 mét ở bên trong để người ta có thể ở và làm việc được.
Các gian nhà đang được Nasa thử nghiệm
Sau khi phóng lên, các phi hành gia sẽ có thời gian 2 năm để kiểm tra và thử nghiệm BEAM với các điều kiện về nhiệt độ và độ phóng xạ để chắc chắc rằng người ta có thể sinh sống và làm việc một cách an toàn ở bên trong.
Nếu thành công thì BEAM sẽ được ứng dụng trong các dự án nghiên cứu mang tính thương mại của các cá nhân, tổ chức và thậm chí dùng làm nơi ở cho những ai đi du lịch không gian.
Thực ra, ý tưởng này đã được NASA nhen nhóm từ tận năm 1958 với các ưu điểm như dễ lắp đặt và giá thành rẻ, tuy nhiên dự án đã bị ngưng lại vào năm 2000 do gặp phải khó khăn về mặt kinh phí, sau đó hãng Bigelow mới tham gia vào dự án này sau khi được cấp phép đầy đủ từ cơ quan trên.
Thực ra, ý tưởng này đã được NASA nhen nhóm từ tận năm 1958 với các ưu điểm như dễ lắp đặt và giá thành rẻ, tuy nhiên dự án đã bị ngưng lại vào năm 2000 do gặp phải khó khăn về mặt kinh phí, sau đó hãng Bigelow mới tham gia vào dự án này sau khi được cấp phép đầy đủ từ cơ quan trên.
Thiết kế bên trong của gian nhà
T.H
.