Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201301/25507-giai-phap-day-nhanh-tien-do-thuc-hien-nong-thon-moi-393131/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201301/25507-giai-phap-day-nhanh-tien-do-thuc-hien-nong-thon-moi-393131/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện nông thôn mới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 15/01/2013, 08:16 [GMT+7]
25507

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện nông thôn mới

Do đó, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định, chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền là vấn đề cần được quan tâm trong tình hình hiện nay.
 
Trước đòi hỏi ngày càng cao của công việc phải giải quyết ở cấp cơ sở, trong những năm gần đây, vấn đề chuẩn hoá chất lượng cán bộ chủ chốt ở cấp xã đã được chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, do “lịch sử” để lại còn có không ít người đảm trách những vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền xã ở một số địa phương vẫn chưa có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp bổ túc THPT, chưa qua đào tạo chuyên môn nhưng vẫn vào làm ở những vị trí đòi hỏi chuyên môn và năng lực lãnh đạo.
 
Để giữ “ghế”, một số cán bộ cấp xã đã sử dụng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT giả. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn thể hiện sự thoái hoá, biến chất về đạo đức tư cách của người cán bộ ở cấp cơ sở. Bên cạnh hiện tượng sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả thì tình trạng một số cán bộ tham gia các lớp đào tạo đại học tại chức, đại học từ xa không phải để nâng cao trình độ, phục vụ nhân dân mà là để “đánh bóng” bản thân và phục vụ cho việc “giữ ghế” và “tiến chức” cũng là một thực tế đang diễn ra.
 
Việc cán bộ xã đăng ký học các lớp đại học tại chức, đại học từ xa theo “phong trào”, không chuyên tâm vào việc học không những không nâng cao được trình độ chuyên môn mà còn làm lãng phí một khoản ngân sách đáng kể của địa phương bởi chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán bộ xã, phường đi đào tạo để “chuẩn hoá” kiến thức và nâng cao trình độ dễ bị một số người lợi dụng.
 
Dựa vào sự sơ hở, dễ dãi của các cơ sở đào tạo đại học tại chức, đại học từ xa, một số cán bộ chỉ có tên trong danh sách đăng ký học, nộp học phí đầy đủ còn việc học như thế nào? có thực chất hay không? thì không ai quản lý được.
 
Việc kiểm tra, thi cử đã có người khác… làm thay. Đến thời hạn thì vẫn nghiễm nhiên có được tấm bằng đại học như đã tính toán. Đây thực chất là một hình thức biến thái của việc “mua bằng” và “lách luật”. So với việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả thì việc học giả nhưng vẫn được cấp bằng thật đều gây ra những hệ luỵ và tác động tiêu cực như nhau.
 
Qua thực tế tiếp xúc, làm việc với đội ngũ cán bộ cấp xã, không ít người dân tỏ ra bức xúc trước hiện tượng cửa quyền, quan liêu, giải quyết công việc của người dân theo cơ chế xin - cho. Những hiện tượng tiêu cực trên chứng tỏ chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn lắm tồn tại, bất cập.
 
Quan niệm cũ song vẫn còn khá phổ biến hiện nay cho rằng cán bộ cấp xã việc ít lại dễ làm nên không đòi hỏi trình độ cao. Đây là một quan niệm lạc hậu, cần phải loại bỏ. Trên thực tế, trong điều kiện cơ chế hiện nay, cán bộ cấp xã đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lượng công việc ngày càng nặng nề thuộc nhiều mảng khác nhau.
 
Trong khi nhiều cán bộ ở cấp xã lại không được đào tạo bài bản, nhiều chế độ chính sách liên tục được thay đổi nhưng ít được bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc nắm bắt thông tin chậm dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linh hoạt trong xử lý công việc. Trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, bị “ngợp” trước khối lượng và áp lực công việc. Tất yếu, có lúc, có nơi hiệu quả thực thi công vụ còn thấp, gây những bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương.
 
Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã là cần phải có chế độ đãi ngộ thích hợp nhằm thu hút một lượng lớn sinh viên được đào tạo bài bản ở các trường đại học, cao đẳng về công tác ở cấp xã.
 
Giải pháp này cũng mang tính khả thi cao trong thời điểm hiện nay bởi hằng năm có một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng vì nhiều lý do khác nhau không phải ai cũng có thể xin được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hoặc cơ quan Nhà nước ở thành phố, thị xã.
 
Trong khi có không ít sinh viên sau khi ra trường có nguyện vọng muốn cống hiến sức lực, trí tuệ làm giàu cho quê hương. Đối với những xã vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa thì vấn đề thu hút đội ngũ trí thức trẻ là các sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng về công tác lại càng cần thiết.
 
Thiết nghĩ, để tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã cần phải thay đổi quan niệm cũ về sử dụng cán bộ, theo kiểu “sống lâu lên lão làng”. Theo đó, cần mạnh dạn loại bỏ những cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, nhất là cán bộ chủ chốt. Kiên quyết không tuyển dụng, quy hoạch, phân công, bố trí những cán bộ non kém về năng lực lãnh đạo hoặc “có vấn đề” trong việc sử dụng bằng cấp giả vào những vị trí chủ chốt.
 
Song song với đó, cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng, khen thưởng hợp lý hơn đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý cơ sở. Đồng thời, có các chính sách đồng bộ nhằm thu hút trí thức trẻ về công tác tại các phường, xã. Việc thí điểm đưa các trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã được thực hiện trong thời gian qua có thể xem là một giải pháp táo bạo mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở.
 
Mô hình trên cần sớm được đúc rút kinh nghiệm, hoàn thiện, bổ sung để có thể nhân rộng, nhất là trong bối cảnh các địa phương đang tích cực xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Bùi Minh Tuấn
.