Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201211/23887-nguoi-dem-giong-lua-lai-ve-ban-394447/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201211/23887-nguoi-dem-giong-lua-lai-ve-ban-394447/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người đem giống lúa lai về bản - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 02/11/2012, 07:49 [GMT+7]
23887

Người đem giống lúa lai về bản

Kể cả khi ăn, khi ngủ cũng trăn trở một điều là đưa cây gì, nuôi con gì cho bà con thoát nghèo bền vững? Chị Lương Thị Ưng (vợ anh Noõng) đã mở lời tâm sự với chúng tôi như vậy.
 
Mong bà con có bát cơm đầy
 
Ông Lô Noõng (dân tộc Thái) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại bản Nà Pha, xã Yên Khê, huyện núi cao biên giới Con Cuông. Sau khi trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau đến tháng 6/1992 do yêu cầu nhiệm vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An điều động ông về giữ chức Trưởng phòng Khoa giáo.
 
Về Tỉnh uỷ Nghệ An công tác, ông thấy bà con miền xuôi đưa giống mới vào sản xuất, lúa vừa sây bông nẩy hạt. Lân la dò hỏi anh biết đó là giống lúa lai Trung Quốc vừa được du nhập về Nghệ An. Anh Nguyễn Em, chuyên viên Ban Tuyên giáo Nghệ An tâm sự với chúng tôi rằng: “Biết Trạm khuyến nông tỉnh có giống lúa lai mới nhập về ông rủ anh em trong Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, nhờ anh em sang nói hộ cùng xin ít giống về trồng tại quê”.
 
Tết năm 1992, thấy chồng về mang nhiều thóc lúa, chị Ưng mừng lắm, tưởng rằng đó là lúa nếp ông mang về cho vợ con ăn Tết. Cả mấy ngày Tết người ta về lo sắm sửa Tết cho vợ con, còn riêng ông đánh vật với đám ruộng mạ lo gieo mầm, che chắn. Đám ruộng nhà ông và mấy nhà xung quanh đưa giống mới vào gieo cấy, nhờ đầu tư đúng và chăm bón tốt, cây lúa to mập. Vụ lúa Xuân năm đó trúng lớn, năng suất gấp cả gần chục lần giống lúa địa phương.
 
Nhìn đám ruộng nhà ông ai cũng trầm trồ khen ngợi và không quên nhờ ông để giống giúp họ cấy vụ tới. Khi thử nghiệm ruộng nhà thành công, ông bàn với Ban quản lý thôn bản Nà Pha đánh đường xuống tỉnh mua giống lúa lai về cho bà con trồng đại trà. Vụ mùa năm ấy, bản Nà Pha trúng lớn, từ năng suất trước đây giống cũ chỉ cho 18 - 20 tạ/ha, nay giống mới cho năng suất 80 - 90 tạ/ha/vụ, nhiều nhà biết đầu tư tốt năng suất lên đến 110 - 120 tạ/ha như nhà ông Lượng, ông Cư.
 
Ông Noõng (người thứ nhất bên trái) đưa khách đến tham quan vườn cam hàng hoá tại bản Pha
 
Bản Nà Pha nói riêng, Yên Khê nói chung trở thành điểm sáng trong việc đưa giống mới vào gieo cấy đạt năng suất cao. Xã Yên Khê được tỉnh Nghệ An tặng Cờ thi đua trong thời kỳ đầu sự nghiệp đổi mới. Niềm khát vọng của ông Lô Noõng mong bà con có bát cơm đầy, có manh áo đẹp đã thành hiện thực. Bây giờ đến xã Yên Khê nói chung, bản Nà Pha nói riêng nhắc đến giống lúa mới, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây không quên công ông, họ gọi giống lúa “ông Noõng”.
 
Nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc
 
Đầu năm 2006, ông Noõng được Đảng và Nhà nước cho nghỉ hưu, về nghỉ chế độ chưa kịp lợp lại mái nhà, sửa lại cái bờ rào cho vợ con. Khi sinh hoạt chi bộ ông thấy đảng viên trong chi bộ toàn ông già bà lão, ông lặn lội ra xin Ban Tuyên giáo Huyện uỷ vào mở lớp bồi dưỡng quần chúng ưu tú, giúp cơ sở có nguồn kết nạp đảng viên trẻ.
 
Ông về vận động được hơn 40 đoàn viên trong đó bản Nà Pha của ông có hơn chục người tham gia học lớp cảm tình Đảng. Bây giờ thì chi bộ có thêm nhiều đảng viên trẻ, nhiệt tình công tác. Năm 2007, Đại hội chi bộ, ông được bầu làm Bí thư, gánh nặng đặt lên vai ông, khi mà cái ăn, cái mặc không còn là nỗi lo, nhưng để bà con thoát nghèo bền vững thì quả là không dễ! Trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với đồng đất và phong tục tập quán của bà con.
 
Ông Noõng lại phải vắt óc suy nghĩ, phát hiện thấy cây mét (luồng) là cây bản địa, vừa dễ trồng lại không phải lo đầu ra, ông vận động vợ con, anh em trồng trước. Và ông đã thành công, bây giờ vườn mét gia đình gần chục ha hàng năm cho thu nhập 40-50 triệu đồng. Bà con theo ông trồng mét làm giàu.
 
Thấy một số xã bên cạnh, bà con đem cây chè, cây cam vào trồng và cuộc sống của họ khá giàu. Ông bàn với chi bộ vận động bà con đưa cây chè công nghiệp và cây cam hàng hoá vào trồng và phát triển chăn nuôi gia súc. Bản Nà Pha từ yếu kém trở thành bản văn hoá tiêu biểu, bà con lại nhắc đến công anh.
 
Bây giờ đến bản Nà Pha, thay cho những mái nhà tranh xiêu vẹo trước đây là những nhà sàn lợp ngói mới đỏ hồng và những mái nhà xây kiên cố, gần 100% hộ có xe máy, có ti vi, tủ lạnh và nhiều tiện nghi đồ dùng đắt tiền.
Khi chúng tôi hỏi bà con về ông, không ngần ngại bà con đồng thanh đáp: “Lùng Noõng (ông Noõng) lùng thương bà con ta lắm. Bây giờ hàng ngày bà con ta có bát cơm đầy, có cái ăn, cái mặc, cái dùng, giúp ta thoát khỏi cái nghèo, cái khổ là nhờ công lớn của lùng Noõng đó. Bà con ta biết ơn lùng lăm lắm đó…”.
 
Vâng! Thương dân, lo cho dân, để được dân tin, dân yêu, dân kính là tấm lòng, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên mà ông Lô Noõng, là một tấm gương sáng trong “Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ” do Đảng ta phát động.

Phùng Văn Mùi
.