Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201210/23573-doi-pho-dich-benh-vao-mua-cao-diem-394699/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201210/23573-doi-pho-dich-benh-vao-mua-cao-diem-394699/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đối phó dịch bệnh vào mùa cao điểm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 19/10/2012, 07:52 [GMT+7]
23573

Đối phó dịch bệnh vào mùa cao điểm

Tỉnh Nghệ An hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt đặc biệt vào khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến tháng 11, đây cũng là thời điểm thuận lợi làm dịch bệnh lan rộng, nhất là các bệnh về da liễu, đau mắt đỏ, dịch tả, tiêu chảy, cảm cúm…
 
Để giảm thiểu tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong mùa mưa bão, thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp tới các huyện, thành thị nhằm chủ động, ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

Theo phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và văc-xin sinh phẩm Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thì tình hình dịch so với cùng kỳ năm trước là giảm, nhưng cũng không thể lường trước được dịch bệnh bùng phát bởi mùa mưa nắng thất thường trong tháng 9, 10, 11 sẽ tạo môi trường tốt cho nhiều dịch bệnh phát triển mạnh.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2012 đến nay đã có 500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 81 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, đã phát hiện 1 ổ dịch sốt xuất huyết, 47.988 người bị dịch cúm, 13.277 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy… Và trong cộng đồng, dịch bệnh tay chân miệng cũng xuất hiện ở 16 huyện trên địa bàn tỉnh. Với bệnh cúm A H5N1 thì vào thời điểm này, cũng là mùa dễ phát sinh những ổ dịch nếu không kiểm soát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, giết mổ gia cầm.
 
Cán bộ y tế dự phòng tỉnh kiểm tra và hướng dẫn cho người dân
xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có công văn chỉ đạo chống dịch bệnh trong mùa mưa bão, đặc biệt dịch sốt xuất huyết, dịch cúm, tay chân miệng và dịch viêm hô hấp cấp nặng do virut.

Tiếp tục đề phòng dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát trở lại, ngành y tế đã chỉ đạo xử lý dứt điểm tình hình dịch bệnh, tăng cường giám sát hỗ trợ cho các địa phương: Giám sát dịch tễ, duy trì hoạt động chuyên môn nhằm phát hiện sớm bệnh nhân mới.

Tăng cường công tác giám sát từ các phòng khám, khoa truyền nhiễm, phòng khám đa khoa khu vực đến trạm y tế xã và cộng đồng để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh, kịp thời điều trị bệnh nhân, đồng thời tiến hành các biện pháp xử lý dịch không để lây lan trên diện rộng. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cách phát hiện các loại dịch bệnh và các biện pháp dự phòng tại cộng đồng.

Vận động nhân dân hàng tuần tổng vệ sinh môi trường, nhà ở... Đối với các địa phương nằm trong vùng thường xuyên ngập lụt, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chỉ đạo các huyện tập trung tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân vùng lũ cách thức phòng, chống những dịch bệnh dễ xảy ra trong mùa mưa lũ cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mưa bão.

Bên cạnh đó, Sở Y tế sẽ phối hợp với chính quyền và các ngành ở địa phương chủ động kiểm tra việc cung cấp nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, chuẩn bị cơ sở vật chất phương tiện, công tác kiểm tra trong và sau lũ lụt theo phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.

Đồng thời, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chuẩn bị trang thiết bị, hóa chất, thuốc và kinh phí như: 4 máy phun ULV, 326 kg Cloramin B, 160 kg phèn chua, 191 lít Pecmethrin và các loại thuốc chữa bệnh thông thường khác.

Bác sỹ Phan Văn Công - Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm vácxin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Hiện nay đang vào mùa mưa và dịch bệnh truyền nhiễm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Bởi trong mùa mưa, lũ lụt các mầm bệnh có thể theo nước lan đi khắp nơi, làm tăng khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Đặc biệt, sau mưa lũ, môi trường ô nhiễm do rác thải và xác động vật chết làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Chính vì thế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đang chỉ đạo cán bộ chuyên môn ở các huyện, thành, thị thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương và các trường học bám sát địa bàn; có chế độ báo cáo kịp thời khi xuất hiện ổ dịch bệnh để tiến hành nhanh các biện pháp bao vây, dập dịch kịp thời.

Thời gian tới, ngành sẽ tập trung xử lý các ổ dịch có nguy cơ bùng phát và chủ động xử lý triệt để các ổ dịch đã phát sinh và sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa đông. Trước mắt ngành đã cấp 1.500 lít hóa chất phun phòng chống dịch ở một số địa bàn trọng điểm.

Để hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, yếu tố hiệu quả nhất ngăn chặn sự lây lan của bệnh là người dân cần có ý thức dự phòng tốt, có ý thức bảo vệ sức khỏe, tham gia phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, diệt loăng quăng, diệt muỗi… Từ đó góp phần hạn chế được dịch bệnh bùng phát trong mùa mưa bão.

Trường Khuyên
.