Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201209/22695-det-may-mot-the-manh-cua-cong-nghiep-nghe-an-395421/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201209/22695-det-may-mot-the-manh-cua-cong-nghiep-nghe-an-395421/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Dệt may - một thế mạnh của công nghiệp Nghệ An - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 03/09/2012, 14:05 [GMT+7]
22695

Dệt may - một thế mạnh của công nghiệp Nghệ An

Hiện, ngành dệt may là một trong những thế mạnh của Nghệ An, có nhiều đóng góp cho tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành dệt may so với toàn ngành công nghiệp chiếm từ 3,65 - 6,62%, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 3 triệu USD. Hoạt động của ngành dệt may không chỉ góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu, mà còn giải quyết việc làm với số lượng lao động lớn, nhất là các lao động nữ khu vực nông thôn.
 
Năm 2012, các doanh nghiệp dệt may phấn đấu tăng trưởng từ 100 đến 222% so với năm 2011; trong đó, may dệt kim hơn 2 triệu sản phẩm, quần áo may mặc 10 triệu sản phẩm, sợi các loại hơn 8 nghìn tấn...
 
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh có nhiều chính sách nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường; kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để tiếp tục phát triển ngành dệt may... Nhờ vậy, đến nay Nghệ An đã thu hút được hơn 2.500 tỷ đồng của 7 doanh nghiệp, tạo việc làm cho trên 16.500 người; trong đó, có 3 doanh nghiệp trong nước, 4 doanh nghiệp nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
 
Hiện đã có 4 doanh nghiệp dệt may đi vào hoạt động bao gồm: Dự án cụm công nghiệp dệt may của Công ty TNHH Haivina Kim Liên - một doanh nghiệp thuộc tập đoàn Hyunjin - Hàn Quốc, được xây dựng trên diện tích gần 5 ha, với quy mô 3 xưởng sản xuất, rộng trên 3.000 m2, với dây chuyền sản xuất công nghệ, thiết bị máy móc hiện đại, tổng mức đầu tư hơn 110 tỷ đồng, với 100% vốn nước ngoài.
 
Dệt may đang dần trở thành ngành công nghiệp quan trọng của Nghệ An
 
Sản phẩm của công ty này là găng tay thể thao, phụ kiện thể thao, quần áo thể thao đều xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU, giải quyết việc làm ổn định cho 2.500 công nhân, trong đó hơn 90% là con em ở huyện Nam Đàn, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
 
Công ty TNHH Prex Vinh, đầu tư hơn 10 triệu USD, thu hút hơn 3.000 lao động trên địa bàn huyện Đô Lương. Dự án may xuất khẩu của Công ty Seoha Brand Networks Inc - Hàn Quốc, đầu tư hơn 100 tỷ đồng tại cụm công nghiệp Diễn Tháp (Diễn Châu), với công suất 10 triệu sản phẩm/năm. Dự án may của Công ty TNHH Lan Lan - Nhật Bản, với mức đầu tư 37 triệu USD, tại cụm công nghiệp huyện Yên Thành, thu hút gần 1.000 lao động.
 
Bên cạnh các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đã chọn Nghệ An làm điểm đầu tư, đó là Công ty TNHH May thêu xuất khẩu Khải Hoàn (huyện Anh Sơn), với mức đầu tư 40 tỷ đồng, thu hút hơn 2.000 lao động; Dự án cụm dệt may Nam Đàn Hanosimex, với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, thu hút hơn 2.000 lao động; Dự án Công ty Tuấn Phương, với mức đầu tư 16 tỷ đồng, trên diện tích 6.500 m2, thu hút trên 500 lao động.
 
Như vậy, những doanh nghiệp mới đầu tư cùng với những kinh nghiệm có được của những doanh nghiệp trước đây như: Công ty cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan; Công ty TNHH Phú Vinh; X20 của Công ty May Lam Hồng - Quân khu 4... với hơn 2.000 cơ sở nhỏ lẻ khác đã đưa ngành dệt may Nghệ An khẳng định vị thế của ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của tỉnh.

Viết Hùng
.