Sữa có thể bị nhiễm khuẩn như thế nào?
Sữa có thể bị nhiễm khuẩn từ nhiều giai đoạn. Có nhiều loại vi khuẩn sống cộng sinh ở tuyến sữa của bò sữa, dê nuôi lấy sữa. Những loại vi khuẩn này vô hại đối với súc vật nhưng lại có thể gây bệnh khi lây lan sang người. Sữa có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình vắt sữa nếu không đảm bảo qui trình vệ sinh. Thông thường, với những dây chuyền chế biến sữa hiện đại, việc tiệt khuẩn được tiến hành theo những qui trình nghiêm ngặt nên nhiễm khuẩn sữa khó có thể xảy ra. Sữa chỉ bị nhiễm khuẩn khi bao bì, hộp đóng gói bị rách thủng, rò rỉ hoặc sữa để quá hạn sử dụng, sữa cất giữ trong môi trường không thích hợp. Cuối cùng, sữa cũng thường bị nhiễm khuẩn khi người tiêu dùng chế biến các sản phẩm từ sữa như làm sữa chua, bánh kẹo… hoặc cất giữ sữa ở môi trường mất vệ sinh, để ruồi muỗi, gián… rơi vào sữa.
|
Những loại vi khuẩn nào thường gặp trong sữa?
Vi khuẩn Bacillus cereus.
|
Ngoài các chủng vi khuẩn thường có mặt trong sữa tươi chưa được tiệt khuẩn như đã mô tả ở trên, sữa và các chế phẩm còn có thể bị nhiễm các chủng vi khuẩn có khả năng gây bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều nếu như sữa bảo quản không tốt hoặc bị nhiễm trong qui trình chế biến sữa như phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn gây bệnh lỵ (Shigella), nhiễm tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn rất nặng nề trên lâm sàng. Ngoài ra, vi khuẩn Yersinia enterocolitica cũng thường là một tác nhân bội nhiễm trong sữa và gây bệnh cho người sử dụng.
Campylobacter Jejuni.
|
Lời khuyên cho người tiêu dùng
Thông thường, các chủng vi khuẩn cộng sinh hay có mặt trong sữa đã bị diệt bởi các phương pháp tiệt khuẩn trong quá trình chế biến. Như vậy, trong đại đa số các trường hợp, sử dụng sữa và các chế phẩm là rất an toàn. Tuy nhiên, để tránh các trường hợp bệnh lý gây ra do vi khuẩn có trong sữa, nên chú ý một số điểm như không nên sử dụng các chế phẩm sữa, nhất là sữa tươi không rõ xuất xứ nguồn gốc, sữa của các cơ sở chế biến không đảm bảo điều kiện vệ sinh; không nên ăn sữa khi đã cất giữ quá lâu, sữa đã đổi màu hoặc đông vón. Cuối cùng, cũng không nên ăn quá nhiều sữa trong một lần vì có thể bị nhiễm vi khuẩn do lượng axit dịch vị bị loãng và gây chứng khó tiêu.