Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201207/21476-vi-sao-vnpt-vay-tien-my-dau-tu-cho-vinasat-2-396314/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201207/21476-vi-sao-vnpt-vay-tien-my-dau-tu-cho-vinasat-2-396314/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vì sao VNPT vay tiền Mỹ đầu tư cho Vinasat-2? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 09/07/2012, 08:05 [GMT+7]
21476

Vì sao VNPT vay tiền Mỹ đầu tư cho Vinasat-2?

Hôm 25/6 vừa qua, hãng Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn đề xuất của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Export-Import Bank) mở gói cho vay 125,9 triệu USD cho VNPT mua vệ tinh truyền thông và truyền hình của Mỹ.

Sau đó, lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng xác nhận với báo giới rằng, VNPT muốn vay 125,9 triệu USD của Eximbank Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2.

Vậy tại sao VNPT lại vay hơn 100 triệu USD của Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2 mà không vay trong nước? Hay vì cơ chế, điều kiện ràng buộc khi VNPT mua vệ tinh do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất nên phải vay của Mỹ?
 
VNPT đã đầu tư cho Vinasat-2 với tổng vốn khoảng từ 260 - 280 triệu USD (tương đương từ 5.300 - 5.800 tỷ đồng), và hiện đã giải ngân phần lớn số tiền này.

Trả lời câu hỏi trên bên lề lễ bàn giao vệ tinh Vinasat-2 giữa VNPT và nhà thầu sản xuất vệ tinh Lockheed Martin, sáng 4/7, ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, khoản vay 125,9 triệu USD không có sự ràng buộc gì hết và VNPT cũng rất muốn vay của Mỹ.

Vì theo ông, lãi suất của khoản vay trên khá thấp và hợp lý. Chưa rõ bao nhiêu phần trăm nhưng theo ông Thống là thấp hơn nhiều so với lãi suất nếu VNPT vay ở trong nước.

Hơn nữa, nguồn vốn vay này có sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Thông thường, với những dự án của Mỹ, ví dụ như dự án Vinasat-2 do Mỹ sản xuất thì Chính phủ nước này sẽ có khoản hỗ trợ lãi suất vay.

Ông Thống cũng cho biết, đây gần như là khoản vay hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Vì bản thân ngay như vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản phóng cùng đợt với Vinasat-2, do Mỹ sản xuất, dù là quốc gia giàu có nhưng Nhật Bản cũng vay nguồn vốn hỗ trợ này cho dự án vệ tinh của mình.

Để có được khoản vay trên, VNPT đã mất hơn một năm, từ việc khởi động kế hoạch, đề xuất, làm hồ sơ… Trong khi, phía đối tác cho vay là Mỹ cũng với khá nhiều thủ tục và rất lâu vì phải điều tra, phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay.

“Thủ tục của họ tương đối chặt chẽ, lên cả Tổng thống, rồi phê duyệt, kiểm định, tìm hiểu tài chính của tập đoàn vay vốn như thế nào… thế nên mới lâu vậy. Vừa rồi Tổng thống Obama mới phê chuẩn”, ông Thống nói và cho biết kế hoạch chấp thuận khoản vay trên sẽ phải trình lên Quốc hội Mỹ xem xét trong 35 ngày trước khi được hội đồng quản trị của Eximbank thông qua.

“Về cơ bản, việc Tổng thống chấp thuận là được rồi còn Quốc hội chỉ thông qua về thủ tục thôi”, ông Thống cho hay.

Theo ông Joe Ricker, Tổng giám đốc Lockheed Martin, hiện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đang trong quá trình phê duyệt khoản vay dành cho Vinasat-2, sau đó, số tiền trên sẽ về VNPT và dùng trả cho những khoản vay mà VNPT đã thực hiện cho dự án.

“Về khoản vay, chúng tôi phải thông qua Tổng thống, sau đó là Quốc hội. Sau một tháng, khoản vay này sẽ về đến VNPT. Đây không phải lần đầu khách hàng của chúng tôi vay theo hình thức này, mà ngày càng phổ biến hơn. Tất cả những nhà khai thác khác của Mỹ đều xin được những khoản vay như thế”, ông Joe Ricker nói.

Được biết, trước khi được Tổng thống Mỹ Obama chấp thuận khoản vay trên, VNPT đã đầu tư cho Vinasat-2 với tổng vốn khoảng từ 260 - 280 triệu USD (tương đương từ 5.300 - 5.800 tỷ đồng), và hiện đã giải ngân phần lớn số tiền này. Tuy nhiên, theo đánh giá lại của VNPT, tổng vốn đầu tư chỉ khoảng 250 triệu USD đổ lại, không đến 280 triệu USD như dự trù ban đầu.

Khoản vay 125,9 triệu USD (tương đương 50% tổng vốn đầu tư của dự án) dự kiến sẽ được VNPT sử dụng để trả khoản nợ khoản đã vay từ trước gồm cả trong và ngoài nước.

Nguồn: VNEC
.