Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201207/21349-lao-dong-nghe-an-bo-tron-tai-han-quoc-396413/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201207/21349-lao-dong-nghe-an-bo-tron-tai-han-quoc-396413/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Lao động Nghệ An bỏ trốn tại Hàn Quốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 04/07/2012, 14:00 [GMT+7]
21349

Lao động Nghệ An bỏ trốn tại Hàn Quốc

Kỳ II: Hậu quả đã được báo trước 
 
Còn nhớ năm 2002, Malayxia đã tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam trong thời gian ngắn, còn Séc đã từ chối cấp visa cho lao động Việt Nam từ năm 2008 vì lao động Việt bỏ trốn quá nhiều và có những hành vi phạm pháp.
 
Thực tế trong cuối năm 2011, phía Hàn Quốc đã có ý định từ chối lao động Việt Nam khi tỷ lệ lao động bỏ trốn lên tới 50%. Cuối tháng 6/2011, phía Hàn đã từ chối lao động đến từ 3 tỉnh có số lao động bỏ trốn nhiều nhất, trong đó có Nghệ An khiến hơn 20.000 lao động đang chờ xuất ngoại (một số đã làm xong thủ tục visa, mua vé máy bay) vẫn phải ngừng lại.
 
Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đã có những động thái xoa dịu tình hình và “hứa” sẽ giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn xuống còn 27% trong năm 2012 thì số lao động này mới được phía Hàn Quốc tiếp nhận.
 
Tuy nhiên, lời hứa này sẽ khó thành hiện thực vì tỷ lệ bỏ trốn trong năm 2012 có dấu hiệu cao hơn những năm trước. Chính vì điều này, thị phần xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc của nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tới.
 
Ông Đặng Cao Thắng - PGĐ Sở LĐTB&XH khuyến cáo lao động nên về nước để đảm bảo quyền lợi
Trong những tháng cuối năm 2011, tỷ lệ lao động Nghệ An bỏ trốn tại Hàn Quốc tăng đột biến, vì vậy phía Hàn Quốc đã yêu cầu làm nghiêm đối với lao động Nghệ An từ việc thi chứng chỉ đến các điều kiện để xuất khẩu sang Hàn. Cuối năm 2011, trong khi các tỉnh bạn được thi chứng chỉ ngay tại địa phương thì gần 20.000 lao động Nghệ An phải khăn gói ra Hà Nội thi làm tốn rất nhiều tiền của và công sức.
 
Đây là lời cảnh tỉnh từ phía Hàn Quốc và Bộ Lao động Thương binh & Xã hội đối với Nghệ An nhưng lao động Nghệ vẫn “phớt lờ”. Một biện pháp khác mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sử dụng để hạn chế lao động bỏ trốn là mỗi địa phương cấp xã có 5 người bỏ trốn tại Hàn trở lên là cấm thi chứng chỉ tiếng Hàn đối với người ở địa phương đó.
 
Theo biện pháp này thì Nghệ An đã có 7 địa phương bị cấm. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có quyết định để thắt chặt việc bỏ trốn là mỗi xã có 3 người bỏ trốn thì không được thi chứng chỉ.
 
Theo quyết định này Nghệ An sẽ có tới gần 20 phường, xã thuộc diện không được XKLĐ sang Hàn. Rõ ràng những người dân ở các địa phương bị cấm xuất khẩu sang Hàn Quốc rất bức xúc vì phải gánh chịu những hậu quả do lao động bỏ trốn nhưng không thể làm khác được khi các lao động cùng địa phương thường móc nối với nhau để bỏ trốn.
 
Không chỉ người ở nhà gánh chịu hậu quả mà ngay cả người bỏ trốn cũng chịu không ít những rủi ro. Thẻ cư trú hết hạn, lao động bỏ trốn phải sống lén lút, tạm bợ và luôn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Phía Hàn Quốc cũng đã tăng cường truy quét đối với lao dộng bỏ trốn, những lao động bỏ trốn có thể bị phạt tới 700 triệu đồng và bị giam giữ trong 12 tháng.
 
Danh sách lao động Nghệ An bỏ trốn đang ngày một dài hơn
 
Thực trạng lao động Nghệ An bỏ trốn tại Hàn Quốc đã quá nhức nhối, hậu quả thực tế đã xảy ra khá nặng nề, hậu quả sẽ xảy ra còn nặng nề hơn nếu Nghệ An mất thị phần xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Lúc đó, thêm hàng nghìn người thất nghiệp, hàng nghìn gia đình mất đi cơ hội cải thiện cuộc sống, hàng trăm triệu USD lao động gửi về mỗi năm sẽ không còn nữa.
 
Ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An khuyến cáo: “Hiện nay, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện xuất khẩu trở lại đối với các lao động về nước đúng hạn. Vì vậy, lao động Nghệ An nên về nước khi đã hết hợp đồng. Động thái này không chỉ vì lao động mà còn vì cả cộng đồng”.
 
Kỳ III: Giải pháp nào “cứu” lao động Nghệ? 

Ngọc Hùng
.