Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201206/21080-tam-nguyen-nho-cua-ba-chu-tre-396611/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201206/21080-tam-nguyen-nho-cua-ba-chu-tre-396611/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tâm nguyện nhỏ của “bà chủ” trẻ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 22/06/2012, 08:30 [GMT+7]
21080

Tâm nguyện nhỏ của “bà chủ” trẻ

Nam Thanh là một xã thuần nông, gia đình đông chị em cho nên dù có bươn chải bao nhiêu thì kinh tế vẫn gặp khó khăn. Nhân một lần xem tivi có giới thiệu mô hình thêu…, thế là ý định ra Bắc học nghề nảy sinh trong đầu cô gái trẻ…

Lặn lội hàng trăm km học nghề

Nhân một lần xem tivi có chương trình giới thiệu mô hình thêu dệt…, ý định học nghề để về mở tại quê nhà lóe lên trong đầu Hồ Diệu Thúy. Khi nghe con nói ra tận ngoài tỉnh Hòa Bình học nghề, cả nhà ai cũng can ngăn một phần không có tiền, mặt khác thân gái dặm trường ra ngoài đó nương tựa vào đâu, nhưng cuối cùng Thúy cũng thuyết phục được mẹ và khăn gói lên đường.
 
Đầu năm 2007, Hồ Diệu Thúy lên xe ra Hòa Bình, điểm đầu tiên cô đến là doanh nghiệp Đào Ngọc Phúc ở thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình học lớp thêu 3 tháng là hàng thêu xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Hết ở Hòa Bình, Thúy lại về Thường Tín (Hà Nội) học kỹ thuật thêu tranh 3 tháng và sau đó lại về Hoa Lư (Ninh Bình) học kỹ thuật làm ren chuyên sản xuất khăn trải bàn, ga gối. 
 
Qua 9 tháng học nghề ở các tỉnh phía Bắc đến cuối năm 2007, sau khi nắm chắc kỹ thuật, Thúy trở về quê thực hiện ý tưởng của mình. Trăm sự khởi đầu nan, đầu tiên là Thúy mở tại nhà hướng dẫn cho anh em trong họ và bà con  trong xóm.
 
Tiếng lành đồn xa và được sự giúp đỡ của UBND huyện Nam Đàn, bằng cách tuyên truyền quảng bá trong các cuộc họp đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân…, đặc biệt huyện đưa chương trình thêu ren vào đề án phát triển du lịch của huyện cho nên số chị em đã đến đăng ký học ngày càng đông.
 
Chị Thúy và sản phẩm thêu ren do chị em sản xuất
 
Từ chỗ chỉ có mấy chục chị em trong xóm đến năm 2011, theo yêu cầu nguyện vọng của chị em xã miền núi Nam Thượng, Thúy đã mở một lớp học cho trên 30 chị em xã Nam Thượng thời gian 2 tháng. Cũng trong năm 2011, Thúy mở thêm một lớp học cho trên 30 chị em xã Nam Thanh.
 
Đến đầu năm 2012, được sự khuyến khích giúp đỡ của Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An và lãnh đạo huyện Nam Đàn, Hồ Diệu Thúy lại mở thêm các lớp đào tạo nghề miễn phí cho trên 120 chị em các xã: Vân Diên, Nam Tân, Nam Lộc...
 
Các lớp học xong được Hợp tác xã (do Thúy làm chủ nhiệm) cung ứng nguyên vật liệu để chị em thêu và khi có sản phẩm xong HTX lại chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Mặc dù, đang ở giai đoạn đầu nhưng đã khẳng định hướng đi của HTX là đúng, vì đầu vào có và đầu ra cũng rất thuận lợi. Điều rất thuận lợi cho người lao động là khi được cấp nguyên vật liệu, chị em có thể đem về nhà tranh thủ thời gian rỗi làm và xong thì đến nộp cho HTX.

Từ ý tưởng biến thành hiện thực

Có thể nói, với ý chí vươn lên khát vọng làm giàu, khát vọng tạo công ăn việc làm cho con em quê hương, Hồ Diệu Thúy đã chọn cho mình hướng đi đúng. Làm giàu cho mình đã đành, cái đáng quý hơn là tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động dư thừa ở huyện Nam Đàn.
 
Qua tìm hiểu được biết, với người lao động bình thường có nghĩa là làm tranh thủ hàng tháng cũng đạt từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Tính ra từ đầu năm 2011 đến nay, HTX của Diệu Thúy đã dạy nghề cho trên 300 chị em và số người này đã sản xuất nhập cho HTX lượng hàng hóa giá trị hàng trăm triệu đồng.
 
Tâm sự với chúng tôi, Hồ Diệu Thúy mong muốn là làm sao có được mảnh đất để xây dựng nơi học tập và sản xuất, bởi bây giờ các lớp học còn phải nhờ nhà văn hóa các xã còn trụ sở HTX thì tạm thời để tại nhà của Thúy.
 
Hiện tại, Thúy đang làm các thủ tục xin UBND huyện Nam Đàn cấp đất xây dựng nhà xưởng và đây cũng là nguyện vọng của hàng trăm người lao động để có nơi học tập và sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân Nam Đàn nói riêng và Nghệ An nói chung.

Đào Nguyễn
.