Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201206/20663-trong-cay-hat-de-tang-nguon-thu-tu-rung-396974/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201206/20663-trong-cay-hat-de-tang-nguon-thu-tu-rung-396974/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trồng cây hạt dẻ, tăng nguồn thu từ rừng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 05/06/2012, 08:02 [GMT+7]
20663

Trồng cây hạt dẻ, tăng nguồn thu từ rừng

Nghĩa Thuận là địa phương có diện tích rừng lớn nhất thị xã Thái Hòa với hơn 1.500ha. Ngoài trồng những cây lấy gỗ, số cây cho hạt như trám, dẻ bắt đầu phát huy hiệu quả. Đặc biệt là số cây dẻ tái sinh mọc xen lẫn, đã đem lại cho người dân nơi đây nguồn thu tương đối hàng năm.
 
Mỗi năm mùa hạt dẻ chỉ kéo dài chừng 2 tháng (từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10 âm lịch). Hiện nay, hạt dẻ rừng trở thành mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường, bình quân mỗi cây dẻ cho thu hoạch 6 - 8 kg hạt, giá bán 1 kg hạt dẻ trung bình 30 nghìn đồng, 1 ha rừng trồng dẻ mỗi năm cho thu nhập khoảng 25 - 30 triệu đồng. Chính nhờ nguồn thu này người dân nơi đây rất tích cực trong việc nhận khoán bảo vệ rừng.
 
Trồng rừng ở Nghĩa Thuận đã đem lại thu nhập cao cho người dân
 
Ông Trương Minh Bảy - cán bộ Lâm nghiệp xã Nghĩa Thuận cho biết: “Thực hiện chủ trương của Nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, nhiều năm nay người dân nhận khoán rừng của xã Nghĩa Thuận có thêm nguồn thu từ gần 100ha dẻ. Chúng tôi đã tuyên truyền cho người dân nhân rộng giống cây này để phủ nhiều vùng đất đồi hoang hoá vì những cây dẻ ngoài tác dụng bảo vệ môi trường sống còn tăng thêm nguồn thu cho người trồng rừng”.
 
Nếu như trước kia, những người dân nơi đây thường vào rừng để khai thác gỗ, củi bừa bãi, thì hiện nay những cánh rừng đã trở lại xanh tốt. Mỗi người dân Nghĩa Thuận đều cảm thấy gắn bó và có ý thức hơn trong việc trồng, bảo vệ rừng. Bởi họ nhận thức rằng, rừng đã “nuôi sống” họ.

Sỹ Thành
.