Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201204/19743-nghich-ly-tai-dinh-cu-397764/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201204/19743-nghich-ly-tai-dinh-cu-397764/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nghịch lý tái định cư - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 24/04/2012, 18:00 [GMT+7]
19743

Nghịch lý tái định cư

Mùa mưa bão đang đến gần, hàng trăm hộ dân trong diện di dời khẩn cấp sẽ đối diện với thực tế "đi chẳng được, ở cũng chẳng xong". Đây là nghịch lý đang xảy ra trong suốt thời gian qua trên địa bàn Nghệ An.

Bài 1: "Muôn nẻo" tái định cư
 
Năm 2010, huyện Quỳ Hợp được cấp trên phê duyệt đầu tư dự án xây dựng khu tái định cư (TĐC) để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai sạt lở đất tại 2 xã Châu Tiến và Liên Hợp với tổng mức đầu tư 36.347 triệu đồng, vốn bố trí di dân khẩn cấp 5 tỷ đồng.
 
Theo kế hoạch mỗi khu được xây dựng các hạng mục: giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống điện, nước, khu chơi thể thao và đường nội bộ để đưa 85 hộ dân ở vùng sạt lở ven suối, vùng trũng thấp, lở núi đến xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống trước mùa mưa bão năm 2013. Hai điểm tái định cư này do UBND huyện làm chủ đầu tư.
 
Sau khi UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 2297/QĐ.UBND-NN ngày 21/06/2011 về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án xây dựng khu TĐC để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai sạt lở đất xã  Châu Tiến và xã Liên Hợp huyện Quỳ Hợp, UBND huyện đã triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu các gói thầu UBND tỉnh cho phép triển khai trước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này ở hai khu TĐC trên tiến độ thi công rất chậm, khiến cho cuộc sống người dân chưa thể ổn định được trong thời gian tới.
 
Ông Hoàng Quang Tiệp - Chủ tịch UBND xã Châu Tiến (Quỳ Hợp) cho biết: Tháng 10/2011, xã được đầu tư xây dựng khu TĐC tại bản Pật. Theo kế hoạch, khu tái định cư này xây dựng các hạng mục: Nhà cộng đồng, khu chơi thể thao, hệ thống điện, nước sinh hoạt và đường giao thông để di dời 43 hộ dân ở vùng sông suối, có nguy cơ sạt lở.
 
Nhưng hết năm 2011 và đến nay tiến độ thi công dự án đang như "rùa bò", mới chỉ dừng lại ở làm đường giao thông; việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ chung của dự án. Những hộ dân trong diện di dời khẩn cấp vẫn chưa được cấp đất để làm nhà tại nơi khu TĐC. Điều đó đã gây trở ngại cho xã trong việc đề xuất huyện cấp đất cho dân TĐC. Trong khi đó ở khu TĐC xã Liên Hợp sẽ bố trí cho 43 hộ dân thuộc bản Quắn và bản Duộc, tiến độ trên cũng không khác là mấy khi nơi đây mới triển khai san lấp mặt bằng. Những người dân thuộc diện di dời khẩn cấp chờ đợi  trong mỏi mòn. 

Nhiều khu nhà tái định cư ở Thanh Chương bị bỏ hoang sau khi người dân trở về nơi ở cũ
 
Trong khi đó, tái định cư thuộc công trình thủy điện Bản Vẽ ở huyện Thanh Chương cũng đang gặp khó khăn, khiến cho người dân cũng lắm điều ca thán. Theo quy hoạch chi tiết, diện tích cần thu hồi của Dự án Thủy điện Bản Vẽ là 4834,2ha.
 
Đến thời điểm này, Hội đồng bồi thường, GPMB huyện Thanh Chương đã tổ chức thực hiện bồi thường, trình UBND tỉnh thu hồi 4.773,5ha. Đồng thời phối hợp Ban Quản lý Thủy điện 2 bồi thường bổ sung cho một số bản thiếu đất sản xuất. Hội đồng bồi thường GPMB đã lập, thẩm định phê duyệt và thực hiện chi trả 1.291 hồ sơ, số tiền là 47,56 tỷ đồng. Huyện Thanh Chương đã tiếp nhận 2.123/2.161 hộ (đạt 98,2%), còn 38 hộ thuộc bản Chà Coong 2 thuộc xã Thanh Sơn chưa chuyển về khu tái định cư.

Thêm vào đó, khó khăn, vướng mắc hiện nay trong công tác bồi thường GPMB Dự án Thủy điện Bản Vẽ là việc bồi thường đất cho 232 hộ di dân tự do chưa thực hiện được. Đến nay nhân dân 2 bản là Kim Hồng và Chà Coong 2 chưa giao, nhận đất sản xuất, do việc lấn chiếm đất giữa các hộ dân tái định cư và tại bản Kim Hồng đa số nhân dân đi vắng nên không thực hiện giao đất sản xuất được.
 
Nguyện vọng của người dân là cần phải bồi thường diện tích đất chênh lệch giữa nơi đi và nơi đến; giao thêm đất cho bà con; cần hỗ trợ thêm cho những nhân khẩu phát sinh. Mặt khác, họ chưa thích nghi với điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở khu tái định cư, nên hiện nay đã có trên 247 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu chuyển về nơi ở cũ (khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ), gây ra nhiều khó khăn cho địa phương.

Xuân Thống
.