Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201201/17772-nong-dan-meo-mat-vi-bi-chinh-quyen-cuong-che-ruong-ma-399406/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201201/17772-nong-dan-meo-mat-vi-bi-chinh-quyen-cuong-che-ruong-ma-399406/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nông dân méo mặt vì bị chính quyền cưỡng chế ruộng mạ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 10/01/2012, 08:00 [GMT+7]
17772

Nông dân méo mặt vì bị chính quyền cưỡng chế ruộng mạ

Thực hiện Nghị quyết bằng cưỡng chế
 
Sự việc xảy ra vào thời điểm, trên địa bàn huyện Can Lộc, nông dân đang xuống mạ chuẩn bị cho vụ Đông Xuân. Theo tìm hiểu của phóng viên, giống lúa IR1820 đã được nông dân ở đây đưa vào sản xuất hơn 30 năm và đến thời điểm này năng suất vẫn đạt từ 2,8 đến trên 3 tạ/sào.
 
Thực tế hiện nay giống IR1820 khả năng đề kháng sâu bệnh đã kém, thời gian sinh trưởng lại quá dài ảnh hưởng đến vụ hè thu, gây mất mùa ở nhiều địa phương. Vì vậy, trong đề án sản xuất vụ Đông Xuân 2011 - 2012, giống lúa IR1820 không còn được đưa vào cơ cấu mùa vụ.
 
Để thực hiện chủ trương này, Huyện ủy Can Lộc đã ban hành Nghị quyết số 07 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2011 - 2012. Theo đó từ vụ Đông Xuân này, chủ trương không đưa vào cơ cấu trà xuân sớm và giống IR1820, hướng tới chỉ bố trí sản xuất trà xuân muộn trong các năm sau.
 

Bà Nguyễn Thị Vịnh và ông Nguyễn Hữu Nam bức xúc vì bị phá ruộng mạ
 
Thực hiện chủ trương, ông Nguyễn Đình Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Nghèn đã huy động tối đa lực lượng công an, an ninh viên trên địa bàn ra túc trực tại ruộng mạ. Bất cứ hộ nào dám dùng giống lúa IR1820 nếu đã trang sẽ bị cào nát, những ai chưa kịp trang cũng bị tiêu hủy, hộ nào dám chống đối chủ trương sẽ bị còng tay. Tại một số khối xóm, Xóm trưởng nghiêm cấm dân dùng giống IR1820 bằng cách bắt từng hộ dân ký vào bản cam kết tuyệt đối không được dùng giống lúa cũ này.
 
Chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Vịnh, 81 tuổi trú tại xóm Bắc Sơn, thị trấn Nghèn thì được biết cụ bị ốm suốt mấy ngày liền vì bị phá mất 30kg lúa giống IR1820 vừa mới sạ được một ngày. Theo lời bà Vịnh, do tuổi già sức yếu, diện tích đất sản xuất nhiều nên bà phải thuê thêm người làm đất, ủ giống và trang mạ. Nhưng mới trang được một ngày thì hôm sau ra đồng phát hiện ruộng mạ của mình đã bị phá tan tành.
 
Ông Nguyễn Hữu Nam ở xóm Bắc Sơn bức xúc: “người dân chúng tôi không phản đối chủ trương của chính quyền mà rất ủng hộ vì mục đích là mang lại ấm no cho dân. Tại sao chính quyền không lập biên bản sau đó tiến hành phá hủy mà tự tiện ra ruộng phá hoại của dân?”.
 
Cưỡng chế kiểu ấy nên chăng?
 
Vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011 của nhân dân huyện Can Lộc diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn: rét đậm, rét hại kéo dài làm chết gần 1.900 ha lúa; dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm thường xuyên bị đe dọa; giá vật tư phân bón tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng lương thực.
 
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp tại đây vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa khắc phục được như: số giống chất lượng cao đưa vào cơ cấu mùa vụ còn ít, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế, người dân còn có tâm lý e ngại khi tiếp cận các loại giống mới.
 
Vụ Đông Xuân 2011 - 2012, thị trấn Nghèn có 421 hecta đất được đưa vào sản xuất. Để cung ứng đủ giống cho toàn bộ diện tích trên cần 10 tấn, trong khi đó thị trấn chỉ đáp ứng được 3 tấn giống cho bà con. Với số lượng ít ỏi đó, hầu hết người dân phải tự tìm mua ở các địa phương khác.
 
Một số người lợi dụng “đục nước béo cò” đi thu mua lúa ăn P290 từ các nơi khác đem về bán giá cao gấp đôi cho nông dân. Tuy nhiên điều đáng ngại nhất đối với nông dân là chất lượng của lúa ăn khi dùng làm giống liệu có đảm bảo?
 
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Trần Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: “Năng suất giống lúa P290 không cao hơn nhiều so với IR1820 nhưng là giống lúa ngắn ngày, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Chúng tôi cũng không khuyến khích nông dân mua lúa ăn về làm giống, ngoài P290 bà con có thể lựa chọn các loại giống khác được đưa vào cơ cấu vụ này như Xi23, NX30, P6”. Ông Phong cũng thừa nhận, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 07, tại một số cơ sở vẫn còn bất cập.
 
Đề án sản xuất nông nghiệp theo hướng đổi mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hướng đến sản xuất hàng hóa tại Can Lộc là một chính sách rất đúng đắn cần được ghi nhận. Tuy nhiên, dùng cưỡng chế để bắt dân sử dụng giống lúa năng suất không hơn gì loại giống bà con đã dùng hơn 30 năm nay liệu có nên chăng?

Lan Thái
.