Gia đình xã hội

Thực trạng quản lý mạng xã hội, chống luận điệu xuyên tạc ở các nước hiện nay

09:19, 30/09/2019 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Một trong những mối lo ngại mang tính toàn cầu đe dọa đến sự ổn định và an ninh trật tự của các quốc gia hiện nay, đó là các nội dung xấu, độc hại, các luận điệu xuyên tạc, vu khống... tràn lan trên mạng xã hội. 
Bấm Play để xem Video (Độc giả cần mở loa để nghe lời bình)
Chính phủ nhiều nước trên thế giới hiện tại đang vật lộn với việc làm thế nào để kiểm soát tốt nội dung trên nền tảng mạng xã hội, nhất là các nội dung xấu, có tính công kích, mang luận điệu vu khống, xuyên tạc, cũng như vận động cử tri trước mỗi kỳ bầu cử. Giới chức một số nước thời gian qua đã công bố nhiều biện pháp nhằm thắt chặt quản lý đối với các mạng xã hội, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xử lý các nội dung xấu, độc được đăng tải trên các nền tảng này.
 
Các nội dung xấu, độc hại, các luận điệu xuyên tạc, vu khống... tràn lan trên mạng xã hội không phải là nỗi lo của riêng một quốc gia mà đã trở thành mối lo ngại mang tính toàn cầu. Mối lo này càng có cơ sở sau vụ xả súng tại nhà thờ ở New Zealand mà hung thủ đã phát trực tiếp cảnh ra tay tàn bạo trên Facebook. Sau vụ việc nghiêm trọng trên, Australia tuyên bố, nước này sẽ phạt các công ty cung cấp dịch vụ mạng và các trang mạng xã hội, thậm chí phạt tù người điều hành nếu không thể loại bỏ hoàn toàn các nội dung xấu.
 
Quốc hội Australia hôm 4/4 cũng đã thông qua dự luật mới với điều khoản quy định phạt nặng người điều hành những doanh nghiệp truyền thông xã hội không dỡ bỏ kịp thời các nội dung cực đoan khỏi nền tảng của họ. Các công ty như Facebook, Google sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu không gỡ bỏ các đoạn phim có chứa các nội dung bất hợp pháp nói trên trong thời gian sớm nhất.
 
Đối với nước Mỹ, trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook sẽ siết chặt các quy định quảng cáo liên quan tới chính trị tại Mỹ trước thềm thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm sau. Trong thông báo ngày 28/8, Facebook cho biết sẽ tiến hành dán nhãn “Tổ chức đã được xác nhận” đối với các nhà quảng cáo chính trị trình được giấy tờ do chính phủ cấp chứng minh tính hợp pháp của mình.
 
Facebook đang nỗ lực thắt chặt các biện pháp quản lý các bài viết mang nội dung chính trị, sau khi mạng xã hội này bị chỉ trích vì cáo buộc tiếp tay lan truyền các tin tức giả mạo.
 
Còn tại Anh, nước này đang hoàn thiện bộ luật an ninh mạng mới, dự kiến sẽ tăng nặng hình phạt dành cho các công ty công nghệ, trang mạng xã hội không thể bảo vệ người dùng khỏi những nội dung xấu.
 
Trong bộ luật sắp được ban hành, chính phủ Anh cho biết, mức phạt trong luật sẽ có tính răn đe cao, thậm chí không loại trừ khả năng chặn hoàn toàn website, mạng xã hội có nội dung xấu, cũng như khởi tố nhà phát hành nếu không loại bỏ được các nội dung xấu trên trang.
 
Trong một thông báo đưa ra gần đây, Facebook tuyên bố đã gỡ bỏ tài khoản của các đảng theo chủ nghĩa phátxít mới của Italy CasaPound và Forza Nuova trên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Facebook nhấn mạnh các tổ chức và cá nhân phát tán sự hận thù hoặc công kích người khác dựa vào xuất thân của người đó sẽ không có chỗ trên Facebook hay Instagram. Theo Facebook, những tài khoản này đã bị cấm hoạt động kể từ ngày 10/9 do vi phạm chính sách trên.
 
Quyết định này của Facebook đã nhận được sự hoan nghênh từ Thủ tướng Italy Giuseppe Conte. Nhà lãnh đạo Italy đã kêu gọi tầng lớp chính trị và người dân nước này cẩn trọng trong phát ngôn, đặc biệt trên các mạng xã hội. Facebook hiện đang siết chặt quản lý các tài khoản người dùng trên toàn cầu sau khi bị dư luận chỉ trích không phát triển nhanh các công cụ để kịp thời ngăn chặn nội dung cực đoan và các hoạt động tuyên truyền khác trên mạng.
 
Để tìm hiểu rõ hơn và có những phân tích, nhận định về nội dung này, cùng trao đổi với ông PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi – Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo.

Nguồn: ANTV

Các tin khác