Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201904/khi-lua-tu-dien-ma-ra-848977/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201904/khi-lua-tu-dien-ma-ra-848977/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khi lửa từ… điện mà ra - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 12/04/2019, 14:56 [GMT+7]

Khi lửa từ… điện mà ra

Đó là cảnh báo được Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) Công an  TP.HCM đưa ra - hơn 50% các vụ cháy xảy ra từ sự cố về chập điện. Ngoài nguyên nhân do nguồn điện được thiết kế sơ sài, xuống cấp thì phần lớn ý thức sử dụng điện của người dân đã và đang “rước” lửa vào nhà, gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.
 
SỐNG CHUNG “MẠNG ĐIỆN”
 
“Tôi thường hay dẫn khách du lịch nước ngoài đến khu vực chung cư Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) để giới thiệu về cuộc sống người bản địa tại TP HCM. Mỗi khi dẫn khách tham quan chung cư, du khách rất ngạc nhiên và lo sợ khi nhìn thấy hệ thống dây diện chồng chéo, dày đặc.
 
Những lúc này tôi chỉ biết cười trừ nói cho qua chuyện. Do dây điện rối như tơ vò này nên người ta đánh dấu số nhà trên từng cọng dây để phân biệt”, anh Thanh (29 tuổi, hướng dẫn viên) vừa nói vừa chỉ vào hệ thống dẫn điện cho chúng tôi xem.
Dây điện chằng chịt, rối như tơ vò rất nguy hiểm về cháy nổ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật
Dây điện chằng chịt, rối như tơ vò rất nguy hiểm về cháy nổ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật
Tại đây, đường dây điện bị quấn thành một bó bùi nhùi, sợi này chồng chéo, quấn vào sợi kia,… thành một khối to hơn một người ôm. Trong các đường dây này, nhiều dây lâu năm đã hỏng, không còn tác dụng dẫn điện vẫn được cột chung tạo thành một mớ hỗn độn.
 
“Ban đầu nhìn thấy cũng lo nhưng nhìn riết rồi quen, với lại mình cũng có phải dân chuyên môn, đâu có dám sớ rớ vô mấy cọng dây điện này, lỡ nó giật thì chết”, một hộ dân chia sẻ.
 
Để thực tế tình hình, chúng tôi rảo một vòng khắp các lô của khu chung cư thì đều thấy tình trạng chung là các dây diện móc nối chằng chịt, rối bời, gần các căn hộ, trông rất nguy hiểm. Đồng thời, do chung cư được xây dựng khá lâu, gần nửa thế kỷ, nên đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều mảng tường lâm vào tình trạng nứt bể, tạo thành các khoảng hở chạy dài nhiều mét.
Người dân nấu bếp than ngay tại cầu thang chung cư Nguyễn Thiện Thuật
Người dân nấu bếp than ngay tại cầu thang chung cư Nguyễn Thiện Thuật
Được biết, đây là một trong 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 tại TP.HCM. Tất cả các chung cư này đều chung tình trạng không có hệ thống PCCC, sử dụng quá lâu nên xuống cấp, rệu rã.
 
“Đây là một trong những nơi mình rất thích dẫn khách đến tham quan vì đời sống nhộn nhịp, người dân thoải mái, hòa đồng. Tuy nhiên, nhìn thấy các hộ gia đình nấu ăn bằng bếp than, bếp củi ngay hành lang hoặc cầu thang thì cũng bị nhiều phen khiếp vía. Bởi nếu có hỏa hoạn xảy ra thì cũng không biết chạy đâu cho thoát, xung quanh đều cũ nát, dễ bén lửa mà lối thoát chỉ duy nhất có cầu thang bộ”, anh Thanh nói thêm.
 
ĐỪNG ĐÙA VỚI “GIẶC LỬA”
 
Do những tổn thất nghiêm trọng mà “giặc lửa” gây ra, trong thời gian qua ngành điện và lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH liên tục cảnh báo người dân về nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện. Tuy nhiên, tình trạng thiếu ý thức về cách sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị này dẫn đến chập điện, cháy nổ vẫn diễn ra khá nhiều.
 
Điển hình, tháng 8-2018, một ngọn lửa bất ngờ bùng phát dữ dội tại nhà dân (đường Phạm Văn Chí, phường 4, quận 6). Khi phát hiện ngọn lửa, người dân xung quanh đã gọi điện báo lực lượng PCCC & CNCH và tiến hành dập lửa nhưng không thành công.
 
Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng và bao trùm sang khu vực lân cận. Lực lượng PCCC & CNCH quận 6 đã phải xuất 6 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sỹ đến hiện trường mới ngăn chặn được ngọn lửa.
Chiếc máy giặt cũ bị chập điện cháy biến dạng vào tháng 8-2018
Chiếc máy giặt cũ bị chập điện cháy biến dạng vào tháng 8-2018
Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện từ máy giặt cũ. Đây là khu vực đông dân cư, nhà cửa san sát, nếu ngọn lửa không được khống chế kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ trong 3 ngày cuối tháng 8-2018, lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH TP.HCM nhận được nhiều tin báo cháy của người dân từ các sự cố về điện như: quạt máy bị chập điện (tại phường 1, quận 6), chập dây dẫn điện (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), chập bóng đèn (phường 6, quận 3), chập quạt máy (phường 11, quận Bình Thạnh),…
 
“Tình trạng phổ biến ở TP hay gặp là việc người dân chủ quan trong việc đặt nhang, đèn, điện,… để thờ cúng gần những khu vực dễ cháy nổ (bếp nấu ăn, lò vi sóng,…). Hoặc khi ra ngoài nhưng lại không ngắt cầu dao điện và để các thiết bị sử dụng điện (cục sạt, bàn ủi, quạt máy,…) trong ổ cắm thì rất nguy hiểm.
 
Bởi khi có điều kiện cần và đủ thì rất sẽ xảy ra cháy nổ. Khi chủ nhà đi vắng thì lửa sẽ dễ dàng lan nhanh ra khu vực xung quanh, khó lòng mà khống chế”, một cán bộ PCCC & CNCH chia sẻ.
Cắm sạc dự phòng, điện thoại trong lúc vắng nhà là rất nguy hiểm
Cắm sạc dự phòng, điện thoại trong lúc vắng nhà là rất nguy hiểm
Theo thống kê của Phòng cảnh sát PCCC & CNCH TP.HCM, từ năm 2012-2017, tại TP xảy ra 3.217 vụ cháy làm 93 người chết, 181 người bị thương, thiệt hại hơn 908 tỷ đồng. Trong đó, cháy nhà ở và hộ gia đình kết hợp kinh doanh chiếm 46,28% (1.489 vụ), làm 78 người chết và 120 người bị thương.
 
Các vụ cháy thường xảy ra ban đêm, nguyên nhân được xác định chủ yếu do người dân vi phạm an toàn trong sử dụng điện (54,4%), bất cẩn trong sinh hoạt (5,81%), và nguyên nhân khác (12,79%).
THAY ĐỔI THÓI QUEN, NGĂN NGỪA CHÁY NỔ
 
Trên thực tế, chỉ cần mỗi cá nhân tự trang bị những thói quen sử dụng điện an toàn thì có thể giảm thiểu tối đa tai nạn về cháy nổ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
 
Cụ thể, trước khi lắp đặt bất cứ thiết bị điện nào cũng phải tính toán và lựa chọn thật phù hợp, đúng chuẩn, công năng sử dụng đặt an toàn lên hàng đầu. Thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện, cầu chì, cầu dao không để chúng bị gỉ sét, nứt nẻ.
 
Nếu phát hiện đầu nối điện (công tác, ổ cắm, hộp đấu dây, mối nối trên đường dây,..) có dấu hiệu đánh lửa phải tách chúng khỏi nguồn điện và báo cho người có chuyên mốn đến sửa chữa.
 
Đồng thời, phải bảo dưỡng và thay thế ngay các thiết bị dùng lâu năm, có dấu hiệu hư hỏng. Không nên đặt các chất dễ dây cháy (bông, vải, giấy, xăng, dầu,…) gần các thiết bị, dụng cụ điện. Không treo quần áo trên dây điện. Khi dùng điện đun, nấu phải có người trông coi để kịp thời ngăn chặn các tình huống xấu xảy ra. Trước khi ra khỏi nhà cần tắt hết thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện không cần thiết.
 
Đặc biệt, không được dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện. Đây là một việc làm vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. Bên cạnh đó, mỗi hộ dân cần trang bị bình chữa cháy xách tay trong nhà để đề phòng mọi rủi ro.
.

Nguồn: Congan.com.vn

.