Gia đình xã hội

Cắt amidan khiến trẻ dễ nhiễm cúm và mắc bệnh về phổi

09:19, 10/06/2018 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN
(Congannghean.vn)-Sau 30 năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đan Mạch cho biết, việc cắt amidan cho trẻ dưới 9 tuổi có thể dẫn đến những nguy cơ mắc cúm và các bệnh về phổi cao hơn.

Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh 

Amidan – hạch bạch huyết lớn ở họng là một phần của hệ miễn dịch. Từ nhiều năm nay, các chuyên gia y tế đã tìm cách hạn chế thủ thuật cắt amidan cho dù chưa chứng minh được việc cắt nó đi có làm tổn hại đến hệ miễn dịch hay không. Câu chuyện đã gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua.

Nghiên cứu đột phá vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of the American Association of Medicine đã khẳng định rằng cắt amidan hại nhiều hơn lợi.

Theo các tác giả đến từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch), những lợi ích khiêm tốn của thủ thuật cắt amidan, ví như ngừa viêm họng tái phát, hầu như biến mất vào tuổi 40. Trong khi đó, nguy cơ gia tăng các bệnh nghiêm trọng sẽ kéo dài suốt đời.

Nhóm tác giả đã theo dõi 1.189.061 trẻ em Đan Mạch sinh ra trong các năm 1979 đến 1999. Tình hình sức khỏe của họ được cập nhật liên tục suốt 30 năm và 1/5 trong số những người đã cắt amidan trước 9 tuổi đã phát triển các bệnh về hô hấp nghiêm trọng.

Các bước nghiên cứu sâu hơn thống kê rằng mất đi amidan, một người có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cúm, hen suyễn, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) lên đến 3 lần. Các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính và khí thũng tăng 18,6%.

Thủ thuật cắt amidan chỉ nên được chỉ định khi viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần và gây biến chứng nghiêm trọng - ảnh: TELEGRAPH
Thủ thuật cắt amidan chỉ nên được chỉ định khi viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần và gây biến chứng nghiêm trọng - ảnh: TELEGRAPH

Rất may mắn ở quốc gia này, các bác sĩ đã tỏ ra lo ngại với amidan từ nhiều thập kỷ. Vào những năm 1950, mỗi năm có 200.000 trẻ được cắt amidan nhưng đến nay chỉ còn 50.000 ca mỗi năm.

Tại Việt Nam, các chuyên gia nhi khoa cũng ưu tiên điều trị bảo tồn khi trẻ bị viêm amidan. Trong một phần tư vấn cho bạn đọc Báo Người Lao Động về viêm amidan, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), khuyến cáo rằng luôn ưu tiên điều trị bảo tồn, tức uống thuốc để giảm sưng viêm.

Cắt amidan chỉ được chỉ định khi thuốc không còn giải quyết nổi, ví dụ như hạch này sưng to nhiều lần, gây cản trở hô hấp, ăn uống khó, trẻ bú kém, bú khó; hoặc gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa.

Amidan – hạch bạch huyết lớn ở họng là một phần của hệ miễn dịch. Từ nhiều năm nay, các chuyên gia y tế đã tìm cách hạn chế thủ thuật cắt amidan cho dù chưa chứng minh được việc cắt nó đi có làm tổn hại đến hệ miễn dịch hay không. Câu chuyện đã gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua.

Cắt amidan: Tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc cúm, suyễn, viêm phổi - Ảnh 1.

Thủ thuật cắt amidan chỉ nên được chỉ định khi viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần và gây biến chứng nghiêm trọng - ảnh: TELEGRAPH

Nghiên cứu đột phá vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of the American Association of Medicine đã khẳng định rằng cắt amidan hại nhiều hơn lợi.

Theo các tác giả đến từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch), những lợi ích khiêm tốn của thủ thuật cắt amidan, ví như ngừa viêm họng tái phát, hầu như biến mất vào tuổi 40. Trong khi đó, nguy cơ gia tăng các bệnh nghiêm trọng sẽ kéo dài suốt đời.

Nhóm tác giả đã theo dõi 1.189.061 trẻ em Đan Mạch sinh ra trong các năm 1979 đến 1999. Tình hình sức khỏe của họ được cập nhật liên tục suốt 30 năm và 1/5 trong số những người đã cắt amidan trước 9 tuổi đã phát triển các bệnh về hô hấp nghiêm trọng.

Các bước nghiên cứu sâu hơn thống kê rằng mất đi amidan, một người có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cúm, hen suyễn, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) lên đến 3 lần. Các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính và khí thũng tăng 18,6%.

Rất may mắn ở quốc gia này, các bác sĩ đã tỏ ra lo ngại với amidan từ nhiều thập kỷ. Vào những năm 1950, mỗi năm có 200.000 trẻ được cắt amidan nhưng đến nay chỉ còn 50.000 ca mỗi năm.

 

Tại Việt Nam, các chuyên gia nhi khoa cũng ưu tiên điều trị bảo tồn khi trẻ bị viêm amidan. Trong một phần tư vấn cho bạn đọc Báo Người Lao Động về viêm amidan, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), khuyến cáo rằng luôn ưu tiên điều trị bảo tồn, tức uống thuốc để giảm sưng viêm.

Cắt amidan chỉ được chỉ định khi thuốc không còn giải quyết nổi, ví dụ như hạch này sưng to nhiều lần, gây cản trở hô hấp, ăn uống khó, trẻ bú kém, bú khó; hoặc gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa.

 

TH

Các tin khác