Từ giữa năm 2012, Bộ Nội vụ triển khai Dự án thí điểm đưa 600 tri thức trẻ, có trình độ đại học về làm Phó Chủ tịch UBND các xã đặc biệt khó khăn ở 64 huyện nghèo trong cả nước.
Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh
Từ giữa năm 2012, Bộ Nội vụ triển khai Dự án thí điểm đưa 600 tri thức trẻ, có trình độ đại học về làm Phó Chủ tịch UBND các xã đặc biệt khó khăn ở 64 huyện nghèo trong cả nước. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho cấp ủy, chính quyền cơ sở các huyện nghèo triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
Đại diện Bộ Nội vụ đã khẳng định: “dự án 600 trí thức trẻ về các xã nghèo đã thành công khi tất cả các đội viên đã làm tròn vai trò phó chủ tịch xã, không phụ công tin tưởng của Đảng và Nhà nước. Sẽ không bao giờ bỏ rơi những cán bộ trẻ trong dự án. Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo về việc tiếp tục thực hiện dự án này...”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, nhiều đội viên của Dự án có nguy cơ bị “dở dang hoài bão” khi dự án kết thúc.
Dự án triển khai tại 600 xã thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở 64 huyện nghèo cả nước. Nhiều câu hỏi đặt ra như:
3-5 năm có quá ngắn để đội viên làm tốt công việc PCT xã khi mà họ vừa ra trường còn thiếu kinh nghiệm? Họ làm việc ở môi trường hoàn toàn mới có gặp khó khăn nhiều nơi vẫn còn tình trạng cục bộ địa phương.
449/575 (chiếm 78%) đội viên đã được quy hoạch, còn 126 đội viên (chiếm 22%) chưa vào quy hoạch sẽ đi đâu, làm gì?
Theo tìm hiểu, nhiều đội viên sau khi hết nhiệm kỳ được địa phương bố trí làm công chức xã, tức đang từ làm quản lý xuống làm nhân viên. Đây là một thiệt thòi lớn và hoài bão của họ trở lên dang dở.
Bí đầu ra cho đội viên tham giam Dự án 600 trí thức trẻ làm Phó chủ tịch xã
3 đội viên nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã Ba Khâm, Ba Bích và Ba Thành (huyện Ba Tơ). Sau khi kết thúc dự án, không có biên chế huyện, cả 3 tạm thời được UBND huyện bố trí làm công chức tại xã Ba Khâm. Hiện các đội viên đều không khỏi tâm trạng băn khoăn, phân tâm trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao.
5 năm qua, sự có mặt của những đội viên này đã có những tác động tích cực trong công tác lãnh đạo, điều hành và thực hiện các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương. Sau 5 năm thí điểm tại Quảng Ngãi, kết quả chỉ có 13 đội viên đã được bố trí công tác phù hợp, còn lại 39 đội viên chưa được bố trí. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ và đề nghị bổ sung biên chế để bố trí công tác cho đội viên.
Theo chủ trương tinh giảm biên chế của Chính phủ, qua rà soát, tinh giảm biên chế theo lộ trình thì 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi không còn chỉ tiêu biên chế để bố trí công tác cho tất cả 39 đội viên còn lại. Điều này là một thiệt thòi lớn cho những đội viên của Dự án cũng như những địa phương có đội viên về công tác trong những năm qua.
Dự án 600 Phó Chủ tịch xã là chủ trương tăng cường các đội viên trí thức trẻ về các xã khó khăn là một chủ trương đúng đắn, có hiệu quả và hợp lòng dân. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện dự án, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cần có các chính sách thiết thực để đảm bảo quyền lợi cho các đội viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Dự án 600 trí thức trẻ làm Phó chủ tịch xã trên thực tế đã mang lại hiệu quả tích cực về mặt KT-XH. Tuy nhiên, như TĐTS đã đề cập, việc thực hiện Dự án vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, đòi hỏi cần sớm có những chủ trương chính sách để giải quyết vấn đề trên, tránh tạo lối mòn bất cập về sau. Bởi thực tế, chúng ta đang và sẽ rất cần triển khai những dự án mang lại hiệu quả tương tự như dự án 600 trí thức trẻ làm Phó chủ tịch xã nói trên.