Gia đình xã hội

Đốt gốc đào để tươi lâu là phản tác dụng

16:21, 25/01/2017 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN
Để giữ đào tươi lâu trong ngày tết, nhiều người hay sử dụng phương pháp đốt gốc. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này là phản tác dụng.

Từ lâu, cây mai, cành đào đã trở thành loài cây quen thuộc trong mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Nếu miền Nam chuộng sắc mai vàng thì người miền Bắc lại mê đắm trong sắc hồng thắm của cành đào trang trí cho căn nhà ngày đầu xuân.

Cành đào thường rất đẹp nhưng hoa đào lại nhanh tàn và rụng cánh, khiến chúng mất đi vẻ kiêu sa, đằm thắm vốn có. Do đó, nhiều người truyền tai nhau mẹo vặt nhỏ giúp đào tươi lâu hơn - đó là đốt gốc đào trước khi cắm. Nhưng liệu lời khuyên này có đúng không?


Hoa đào ngày Tết. (Ảnh: Cao Anh Tuấn).

Nhiều người tin rằng, mỗi khi cưa cành đào ra khỏi cây, phần nhựa cây sẽ chảy ra tại vết chặt (cưa/cắt), gặp không khí sẽ dễ đông kết lại thành như nút chặn lại không cho nhựa cây tiếp tục chảy ra nữa. Không những thế, vi khuẩn, nấm mốc sẽ dễ dàng xâm nhập vào phần cắt này ở gốc đào.

Vì thế trước khi cắm cành vào lọ nước, ta cần đốt gốc để diệt khuẩn, nấm cũng như để các cục nhựa cây nóng chảy ra, làm thông mạch cây, giúp cành cây tiếp tục hút nước từ bình lên để nuôi hoa, như vậy nụ hoa mới tiếp tục nở và hoa mới tươi được.

Cây mai, cành đào đã trở thành loài cây quen thuộc trong mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam.
Cây mai, cành đào đã trở thành loài cây quen thuộc trong mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Đặng Văn Đông - Giám đốc trung tâm nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh - Viện nghiên cứu rau quả TW cho rằng: "Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào...

Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào này cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành".

Người dân đốt gốc để giữ đào được lâu hơn.
Người dân đốt gốc để giữ đào được lâu hơn. (Ảnh minh họa).

Không những thế, việc đốt gốc quá lâu làm cành đào chóng tàn hơn. Vì thế, tiến sĩ khuyên rằng, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải, hơ nhanh cành đào qua lửa để mặt cắt khô se lại là đạt yêu cầu.

Nếu đốt quá lâu, chúng sẽ gây cháy cành, làm các mạch dẫn nước lên nuôi thân bị tắc sẽ làm cho hoa nhanh héo.

Nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải, hơ nhanh cành đào qua lửa.
Nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải, hơ nhanh cành đào qua lửa.

Một trong những mẹo vặt khác mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng để giúp đào tươi lâu, đó là, nên đặt cành đào trong nhà, vị trí khuất gió để giữ ấm. Ngoài ra, bạn có thể tưới nước ấm, bổ sung vài viên vitamin B1 hòa trong nước để giúp đào tươi lâu.

TH

Các tin khác