Gia đình xã hội

Sự thật về mỹ phẩm trắng da tiền triệu Ecolly

15:03, 05/10/2014 (GMT+7)
Mỹ phẩm Ecolly bán tại các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ viện, cơ sở massage với giá hơn 1,5 triệu đồng thực chất là kem trôi nổi, được mua tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc.
 
Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội cho biết, vừa phát hiện, thu giữ hàng ngàn hộp mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại quốc tế Bách Phương có địa chỉ tại ngõ 678 Đê La Thành, Hà Nội.
Bộ sản phẩm Ecolly được quảng cáo có nguồn gốc từ thiên nhiên, được điều chế theo công nghệ của Pháp,... thực chất là hàng dởm
Bộ sản phẩm Ecolly được quảng cáo có nguồn gốc từ thiên nhiên, được điều chế theo công nghệ của Pháp,... thực chất là hàng dởm
Khi các trinh sát Đội 4, Phòng Cảnh sát môi trường, phối hợp với Đội Cảnh sát môi trường (Công an quận Ba Đình) và Đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành kiểm tra Công ty Bách Phương, chủ cơ sở là Đoàn Thị Dung (ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã không xuất trình được giấy phép sản xuất mỹ phẩm; không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; không có giấy tờ, hóa đơn chứng minh xuất xứ của nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm,...
 
Đây đều là mỹ phẩm làm trắng da, mỹ phẩm trị nám tàn nhang, kem ngăn ngừa nấm, kem đặc trị mụn có bao bì nhãn mác in chữ nước ngoài với tên gọi là Ecolly.
 
Tại cơ quan công an, Đoàn Thị Dung cho biết, Công ty TNHH thương mại quốc tế Bách Phương thành lập từ năm 2011. Đến tháng 4/2013 Công ty Bách Phương bắt đầu sản xuất mỹ phẩm Ecolly - nhãn hàng do Đoàn Thị Dung và đồng bọn tự nghĩ ra.
 
Dung thu mua nguyên vật liệu trôi nổi, vỏ hộp, vỏ lọ ở Lạng Sơn, Móng Cái rồi tập kết về Hà Nội để tự pha chế, đóng gói thành phẩm với trọng lượng là 30g/lọ. Bao bì và nhãn mác đều in chữ nước ngoài.
 
Để tiêu thụ các sản phẩm mỹ phẩm dỏm này tới các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, các thẩm mỹ viện, cơ sở massage, gội đầu…
 
Để tiêu thụ các sản phẩm mỹ phẩm tự chế này, Dung dùng những lời lẽ "có cánh" để quảng cáo trên các trang mạng và diễn đàn như mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được điều chế theo công nghệ của Pháp. Một bộ mỹ phẩm có giá thị trường từ 1,5-1,6 triệu đồng.
 
Cơ quan chức năng đã thu giữ toàn bộ số sản phẩm mỹ phẩm nói trên. Vụ việc đang tiếp tục được cơ quan công an điều tra mở rộng.
 
Thu giữ 5 tỷ đồng nước hoa giả mạo nhãn hiệu
 
Đội Kiểm soát Hải quan-Cục Hải quan TPHCM vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu L.T. về hành vi nhập khẩu hàng hóa không khai báo hải quan, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, trị giá hơn 5 tỷ đồng.
 
Lô hàng nêu trên được Công ty L.T. mở tờ khai nhập khẩu qua cảng Cát Lái vào cuối tháng 3/2014. Trên tờ khai doanh nghiệp khai báo hàng nhập khẩu là bơm nước rung trong bể cá, tấm đan bằng thép không gỉ dạng cuộn, số lượng 530 kiện, xuất xứ Trung Quốc, trị giá 4.787 USD, tiền thuế trên 14 triệu đồng.
 
Kiểm tra thực tế lô hàng, cơ quan Hải quan phát hiện ngoài số hàng đúng với khai báo hải quan còn có một lượng lớn (hơn nửa container) hàng không khai báo hải quan, gồm máy hấp tóc, vải, loa thùng, sữa tắm, nước hoa; hàng sai khai báo trên 1.500 bơm hút và bơm nước. Trong đó có 2.659 chai nước hoa mang nhãn hiệu nổi tiếng, như Calvin Klein, Chalnel, Gucci, xuất xứ Pháp và một số loại không thể hiện xuất xứ.
 
Sau thời gian thẩm định từ các đơn vị chủ sở hữu các thương hiệu nước hoa nêu trên, cơ quan Hải quan xác định toàn bộ số nước hoa nêu trên là giả mạo nhãn hiệu. Trị giá hàng vi phạm trên 5 tỷ đồng.
 
Với hành vi nhập khẩu không khai báo, nhập khẩu hàng phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép, nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, lô hàng nêu của Công ty L.T. ẩn lậu trên 161 triệu đồng tiền thuế.

Nguồn: Chinhphu.vn

Các tin khác