Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201405/so-mac-tu-vong-do-mers-cov-tang-nhanh-trong-khi-chua-co-thuoc-483458/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201405/so-mac-tu-vong-do-mers-cov-tang-nhanh-trong-khi-chua-co-thuoc-483458/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Số mắc, tử vong do MERS-CoV tăng nhanh trong khi chưa có thuốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 13/05/2014, 09:13 [GMT+7]

Số mắc, tử vong do MERS-CoV tăng nhanh trong khi chưa có thuốc

Đã có thêm 13 ca tử vong tại Arab Saudi vào ngày 9 và 10/5, do nhiễm virus gây hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS-CoV), nâng tổng số người thiệt mạng lên 139 người kể từ khi dịch bệnh bùng phát, cùng số người nhiễm là hơn 500 người. Số mắc và tử vong tăng nhanh, khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia hết sức lo ngại, vì diễn biến khó lường của bệnh MERS-CoV.
 
TS Takeshi Kasai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, tới gần 50%. Tốc độ lây lan nhanh của virus MERS cũng khiến WHO hết sức lo ngại. Bởi vào tháng 7 tới là tháng lễ Ramadan và sau đó, là lễ hành hương hằng năm vào đầu tháng 10 tại hai thánh địa Mecca và Medina của Arab Saudi, sẽ có hàng triệu tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới về đây, nơi vừa có nhiều người tử vong vì MERS-CoV. Do đó, rất có thể có người nhiễm virus rồi mang về nước, làm bệnh lan truyền nhanh.
 
Tuần qua, Mỹ, Ai Cập và Lebanon cũng phát hiện những trường hợp đầu tiên nhiễm virus MERS. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh MERS-CoV đã ghi nhận ở gần 20 nước, thuộc Trung Đông, châu Âu, Bắc Phi, Mỹ và đặc biệt, bệnh đã xuất hiện tại châu Á. Tất cả các trường hợp mắc MERS-CoV đều có liên quan từ 6 nước tại bán đảo Arab. Số tử vong do MERS-CoV tại Arab Saudi tăng quá nhanh đã làm các chuyên gia y tế lo ngại về cách thức lây truyền của virus bí ẩn này.
 
Các chuyên gia của WHO đã tới Arab Saudi để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường kiểm soát bệnh, đồng thời, nghiên cứu cách thức lây truyền của virus. Mặc dầu, các chuyên gia của WHO cho rằng, bệnh này khó lây từ người sang người, nhưng cho đến nay, phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở Arab Saudi và một số nước đều cho thấy, việc lây truyền lại có vẻ từ người sang người hơn là từ động vật. Vì thế, MERS-CoV hiện đang là hiểm họa sức khỏe mới nhất, khi mà giao thương, du lịch quốc tế nhanh chóng đã đẩy nhanh tốc độ lan truyền.
 
Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra khả năng phòng, chống dịch ở BV Bệnh nhiệt đới TW
Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra khả năng phòng, chống dịch ở BV Bệnh nhiệt đới TW
 
PGS.TS Trần Đắc Phu vẫn nhấn mạnh: Dù Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc MERS-CoV, nhưng không phải không có nguy cơ, vì vẫn có người Việt Nam học tập, lao động và du lịch tại các nước Trung Đông, hoặc, các trường hợp du khách quá cảnh đi qua khu vực Trung Đông về rồi sang Việt Nam, nhất là khi các nước láng giềng Malaysia, Philippines đã có bệnh nhân mắc và tử vong, đủ thấy nguy cơ vì người dân vẫn thường du lịch và giao thương đến các nơi này. Khả năng lây lan trong cộng đồng càng lớn khi nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không có triệu chứng, trong khi vẫn chưa có vaccin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) đang phối hợp với các đối tác để nghiên cứu và sản xuất vaccin phòng chống bệnh do MERS-CoV.
 
Những lo lắng về bệnh MERS-CoV đến Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. Vì thế, ngày 11/5, một lần nữa, Bộ Y tế lại đưa ra những khuyến cáo để người dân cảnh giác, phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này. Bộ Y tế cho biết triệu chứng có thể nhận biết về người nhiễm MERS-CoV: Thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, kèm theo suy thận cấp. Nhưng cũng có nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV không có triệu chứng. MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, hoặc giọt nước bọt nhỏ. Việc cán bộ y tế bị lây nhiễm từ người bệnh đã xảy ra tại Arab Saudi và Jordan.
 
Mặc dù WHO đã tiến hành các biện pháp nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có công bố chính thức khẳng định nguồn gốc của MERS-CoV từ đâu. Ban đầu virus MERS-CoV được cho là lây từ động vật (dơi) sang người, song gần đây WHO thông tin một nghiên cứu của các nhà khoa học lại cho rằng, ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Virus MERS-CoV phân lập được từ lạc đà có khả năng nhân lên trong tế bào người và tương tự như virus phân lập được từ bệnh nhân nhiễm MERS-CoV. Thực tế, trong số các bệnh nhân nhiễm MERS-CoV, nhiều người từng tiếp xúc với lạc đà và uống sữa lạc đà tươi, nên Bộ Y tế Arab Saudi cũng khuyến cáo tránh tiếp xúc gần với lạc đà, hoặc uống sữa và ăn thịt lạc đà sống.
 
PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh việc chúng ta phải quan tâm tới MERS-CoV, vì virus MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm virus này và 50% tử vong, trong khi virus rút lây truyền từ người sang người và có thể lan truyền ra nhiều quốc gia. Các độ tuổi đều có khả năng nhiễm MERS-CoV, nhưng ở ca bệnh đã mắc thì hầu hết là người già, nam giới và những người có bệnh bệnh mạn tính thường có nguy cơ cao. Hiện, Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát, lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để phát hiện sớm ca bệnh; tăng cường giám sát y tế tại các cửa khẩu, đặc biệt là các trường hợp trở về từ vùng dịch.
.

Nguồn: cand.com.vn