Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201402/di-le-dau-xuan-447393/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201402/di-le-dau-xuan-447393/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đi lễ đầu xuân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 03/02/2014, 07:34 [GMT+7]

Đi lễ đầu xuân

Phong tục đi lễ đầu xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi con người Việt Nam. Đi lễ chùa là lúc con người có tinh thần thoải mái, thanh tịnh nhất, không vội vàng, tâm không tà uế. Bao nhiêu bộn bề, khó nhọc của cuộc sống đời thường đều lùi lại phía sau một khi đã bước qua cánh cửa Thiền môn.

Đi lễ đền, chùa đầu xuân vào những sớm đầu tiên của năm mới, cùng hòa vào dòng người trong tiết trời se lạnh, lất phất làn mưa xuân như cảm nhận thấy trời đất đang giao hoà, con người ta dường như cũng trở nên cởi mở, thánh thiện hơn ở chốn linh thiêng, những người dù mới gặp lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa khói hương, hoa, lễ... tạo nên không khí trầm mặc, yên bình, làm mỗi người khi đến chốn thâm nghiêm này thấy tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ! Thế nên, cứ mỗi độ xuân về, dù có náo nhiệt hòa mình trong không khí lễ Tết hay cuộc sống còn nhiều vướng bận, người dân vẫn không quên lên đền, chùa thắp hương, cầu cho mình và gia đình sức khỏe, bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục đi lễ đầu xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi con người Việt Nam.

Đi lễ đầu xuân, một nét đẹp trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Đi lễ đầu xuân, một nét đẹp trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Với người Việt Nam, đi lễ đền, chùa đầu xuân không đơn giản chỉ là để cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn, mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày vất vả bởi cuộc mưu sinh. Đi lễ là lúc con người có tinh thần thoải mái, thanh tịnh nhất, không vội vàng xô bồ, tâm không tà uế. Bao nhiêu bộn bề, khó nhọc của cuộc sống đời thường đều lùi lại phía sau một khi đã bước qua cánh cửa Thiền môn nơi có ông Thiện, ông Ác trấn giữ. Vì vậy, mà đi lễ đền, chùa luôn khiến người ta có tâm thế thong dong với chữ thiện, chữ tâm đặt lên hàng đầu. Đồ lễ dâng Phật, Thánh không cần nhiều nhặn mâm cao cỗ đầy gì, chủ yếu là cái tâm, miễn là có lòng thành hướng về cõi Phật. Đồ lễ sang thì là mâm xôi, con gà, chén rượu, ấm trà, cũng có khi chỉ là bông hoa tươi, nén hương thơm thành tâm… tất cả đều được coi trọng như nhau trước cửa Phật. Theo lệ thường, một mâm lễ bao giờ cũng phải đủ cả hương, hoa, tiền vàng, tiền dương gian, và chu đáo hơn thì có thêm một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm mới vạn sự như ý.

Đặc biệt, với quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi," điều được khá nhiều gia đình làm trong ngày đầu năm đi lễ chùa là không quên mua thêm túi muối để cầu may trong năm mới. Thành ngữ của người Việt vẫn nói “mặn như muối, bạc như vôi”, thế nên muối là biểu tượng cho sự “mặn mà”, đầu năm mua muối có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn cho gia đình, mua muối đầu năm chính là để cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó keo sơn giữa các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra đối với người Việt Nam, đi lễ đầu xuân không chỉ để thỏa mãn tâm linh, còn là dịp để du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng nơi cửa Phật trong tiết xuân. Đi lễ đầu xuân đã trở thành hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam, là nơi thể hiện ước mơ ngàn đời của mỗi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, cầu mong một cuộc sống an vui, hạnh phúc và đất nước thịnh vượng, thái bình

.

CAND