Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201311/tro-lai-bai-bao-o-at-ban-non-dat-rung-dat-o-418163/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201311/tro-lai-bai-bao-o-at-ban-non-dat-rung-dat-o-418163/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trở lại bài báo "Ồ ạt bán 'non' đất rừng, đất ở" - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 21/11/2013, 08:01 [GMT+7]

Trở lại bài báo "Ồ ạt bán 'non' đất rừng, đất ở"

(Congannghean.vn)-Thực trạng một số đối tượng vào khu vực giải phóng mặt bằng Nhà máy Thủy điện Hủa Na lừa phỉnh người dân bán đất rừng, đất ở với giá rẻ mạt, sau đó "ăn chặn" tiền đền bù với giá cao là có thật. UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) đã giao cho Công an huyện điều tra làm rõ. Hiện, Công an huyện đã khởi tố một đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền đền bù của người dân.
 
Trước đây, chúng tôi đã có bài viết phản ánh nhiều hộ dân không biết trước chủ trương giải phóng mặt bằng Nhà máy Thủy điện Hủa Na nên đã bán đất ở, đất rừng cho một số đối tượng khác. Đến khi đền bù, số người dân này không được nhận tiền nên chịu rất nhiều thiệt thòi. Sau khi báo đăng, ngày 3/10/2013, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 6904/UBND-CN yêu cầu UBND huyện Quế Phong kiểm tra làm rõ.
 
Sau một thời gian kiểm tra, làm rõ, UBND huyện Quế Phong khẳng định: Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Hủa Na, UBND huyện Quế Phong đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 3/7/2007 về việc giữ nguyên hiện trạng vùng lòng hồ. Theo đó, diện tích đất đai sử dụng cho Nhà máy Thủy điện Hủa Na là 2.183 ha, trong đó có 1.712 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, di dân 1.006 hộ thuộc các xã Đồng Văn và Thông Thụ. Chỉ thị này đã được UBND huyện phối hợp với chủ đầu tư phát hành đến tận từng hộ dân. Sau đó, UBND huyện Quế Phong tiếp tục có nhiều văn bản chỉ đạo các lực lượng, chính quyền cơ sở, đảng viên thực hiện nghiêm túc việc giữ nguyên hiện trạng lòng hồ. Khi có chủ trương về đền bù giải phóng mặt bằng, UBND huyện thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và cho niêm yếu công khai chủ trương cũng như giá đền bù đến từng thôn, bản và thường xuyên chỉ đạo chính quyền xã, các thôn, bản tổ chức họp dân để tuyên truyền về chủ trương tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng.
 
Một số hộ dân tái định cư đang chịu thiệt vì bị lừa hết tiền đền bù
Một số hộ dân tái định cư đang chịu thiệt vì bị lừa hết tiền đền bù
 
Tuy nhiên, do quá trình thực hiện bồi thường, di dân kéo dài từ năm 2008 đến năm 2012 cùng với nhận thức còn hạn chế của một số hộ dân, vì hám lợi trước mắt nên đã bị một số đối tượng xấu ở nơi khác đến dụ dỗ, mua, bán, cầm cố tài sản. Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, UBND huyện, Hội đồng đền bù cũng đã nắm bắt được một số thông tin, dư luận phản ánh tình trạng một số hộ dân thuộc vùng lòng hồ bán đất rừng cho các đối tượng khác và lấy hồ sơ kiểm kê tài sản đi cầm cố để ăn tiêu… Nhưng việc mua, bán này chỉ thực hiện giữa người mua, người bán mà không thông qua chính quyền địa phương xác nhận.
 
Trước thực trạng trên, Hội đồng giải phóng mặt bằng Nhà máy Thủy điện Hủa Na đã siết chặt việc chi trả tiền đền bù. Những hộ gia đình đến nhận tiền đền bù đều phải cầm theo mọi giấy tờ liên quan như hồ sơ kiểm kê tài sản, bìa đất, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… Hội đồng đền bù chỉ chi trả cho người trực tiếp được đền bù, khi nhận tiền phải ký tên và điểm chỉ. Nhưng khi các hộ dân đã bán đất cho các đối tượng khác hoặc đem hồ sơ kiểm kê tài sản, bìa đỏ đi cầm cố nhận tiền liền bị các đối tượng mua đất, cho vay lấy hết tiền đền bù dù tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp không phụ thuộc vào diện tích đất, tài sản được đền bù.
 
Sau khi xác minh lại thông tin và xác nhận có hiện tượng người dân được đền bù bị một số đối tượng "ăn chặn" tiền do kém hiểu biết, ngày 30/9, đồng chí Lữ Đình Thi - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong đã giao cho Công an huyện Quế Phong điều tra làm rõ. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, vừa qua, Công an huyện Quế Phong đã khởi tố đối tượng Lê Thị Sâm ở thị trấn Kim Sơn về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Qua môi giới của Lê Thị Sâm, ngày 28/10/2010, ông Hồ Viết Hòa ở huyện Quỳ Hợp được ông Lang Văn Học ở Thông Thụ chuyển nhượng 10 ha đất rừng 163, thửa 308, tờ bản đồ số 13, nhưng mọi giấy tờ chuyển nhượng đều đứng tên Sâm. Khi có tiền đền bù, lợi dụng sự kém hiểu biết, Sâm đã nhờ ông Học lên lấy toàn bộ số tiền đền bù là 840 triệu đồng gồm cả số tiền gần 500 triệu đồng tiền hỗ trợ nghề nghiệp mà không chia cho ông Hòa.
 
Người dân đã về các khu tái định cư trong nghịch cảnh, có những hộ có tiền tỷ đang gửi ngân hàng nhưng không ít hộ không có một xu sau đền bù, vì bị các đối tượng khác "ăn chặn" mất. Cơ quan chức năng cần sớm điều tra làm rõ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
.

Nhóm P.V