Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201310/31338-truong-lam-thu-phu-huynh-khong-duoc-co-y-kien-402593/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201310/31338-truong-lam-thu-phu-huynh-khong-duoc-co-y-kien-402593/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trường lạm thu, phụ huynh không được có ý kiến? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 13/10/2013, 07:50 [GMT+7]
31338

Trường lạm thu, phụ huynh không được có ý kiến?

Theo đó, để được học ngôi trường này, trước hết những em học sinh ngoài địa phương phải đóng 300.000 đồng tiền xã hội hóa giáo dục, ngoài ra còn phải đóng thêm 450.000 đồng để tự mua bàn, ghế theo đúng quy chuẩn (2 em mua 1 bộ).
 
Trả lời thắc mắc của chúng tôi, ông Hiệu trưởng Trần Đức Viện cho biết: “Sở dĩ nhà trường thu như thế là để hạn chế học sinh địa phương khác đến học. Còn học sinh không tự nguyện đóng thì nhà trường không cho học. Việc này phụ huynh đã thống nhất rồi”.
 
Trong khi nhiều địa phương khác chỉ vận động tiền xã hội hóa giáo dục từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng (thậm chí có trường không thu) thì Trường THCS Tân Thành, Yên Thành lại thu 300.000 đồng/em khiến nhiều phụ huynh “hụt hơi” vì đóng góp cho con. Chị B. - Một phụ huynh cho biết: Nhà em có 3 cháu học ở đây, lại là người ngoài xã nên riêng tiền xã hội hóa đã phải đóng gần 2 tạ lúa rồi chú ạ. Nếu tính tất cả các khoản cũng mất vài tấn thóc.
 
 
Chưa hết, đối với học sinh đầu cấp (khối 6), nhà trường yêu cầu học sinh phải nộp trước 1.100.000 đồng, nếu không thì nhà trường “tạm chưa thu hồ sơ” để làm thủ tục nhập học. Cũng chính vì không có tiền để đóng nên danh sách học sinh các lớp thay đổi liên tục vì vài hôm lại có một học sinh mang tiền đến nộp để được nhập học - Một thầy giáo ở đây cho biết.
 
Thực tế, việc học sinh xã này sang xã khác để học là chuyện bình thường, thậm chí sang cả huyện khác để học, nhưng chẳng có trường nào ban hành cái “lệ” “trói dân” như Trường THCS Tân Thành, Yên Thành. Tại cuộc họp phụ huynh đầu năm học, cả trăm phụ huynh “biểu tình” phản đối về việc nhà trường lạm thu. Cụ thể, ngoài các khoản đóng góp theo quy định, Trường THCS Tân Thành tự “đẻ” ra hàng loạt các khoản thu phi lý khác như: Tiền hỗ trợ Tin học 50.000 đồng/học sinh, tiền lao động 30.000 đồng, tiền điện 50.000 đồng/học sinh, nước, bảo vệ, vệ sinh 50.000 đồng, tiền đồng phục 140.000 đồng/bộ..., tiền khấu hao bàn ghế 2.000.000 đồng/lớp, đó là chưa kể tiền xã hội hóa giáo dục 300.000 đồng/học sinh.
 
Trao đổi với chúng tôi, một em học sinh lớp 7A cho biết: Mang tiếng là lớp chọn, được học phòng có cơ sở vật chất tốt nhất, nhưng phòng của lớp em đang học lại rách nát đến thậm tệ. Nếu không tin thì hôm nào trời mưa chú đến mà xem, ở trong nhà mà như ngoài trời, nước lênh láng cả nền nhà.
 
Văn bản lạ đời của Trường yêu cầu giáo viên không được để phụ huynh
có ý kiến trái chiều
 
Đồng quan điểm trên, một giáo viên ở đây cho biết thêm: Công trình vệ sinh nhà trường có 6 cái thì hỏng mất 4 cái, ngày nào học sinh cũng phải vào dọn dẹp, thông tắc. Còn hai cái thì dùng tạm. Nước sạch không có, học sinh phải uống nước giếng, còn cái bể 12 khối thì dành cho giáo viên. Riêng tiền lao động 30.000 đồng/học sinh cũng vô lý, vì trước đây, nhà trường thu tiền này để thuê người ngoài vào làm cho đảm bảo chất lượng, nhưng hiện tại thì học sinh phải đi lao động hàng tuần, tự dọn dẹp vệ sinh. 
 
Cái lạ đời đến mức “khó hiểu”, đó là tiền khấu hao cơ sở vật chất. Theo đó, những lớp nào được học bàn ghế theo đúng quy chuẩn thì phải đóng góp thêm 2 triệu đồng/lớp, nhưng bàn ghế này lại do chính phụ huynh, học sinh tự đóng tiền mua ngay từ khi vào lớp 6 chứ không phải của nhà trường mua. Vì sao phải bắt các em góp tiền khấu hao khi bàn ghế do chính các em mua? Hơn nữa, sau nhiều năm sử dụng, bàn ghế đã hư hỏng nặng, cái thì gãy chân, cái vỡ mặt, cái mất ốc...
 
Tại nội dung báo cáo họp phụ huynh đầu năm học, ông Trần Đức Viện - Hiệu trưởng nhà trường gửi giáo viên chủ nhiệm một văn bản, trong đó có đoạn viết: “Chú ý không để phụ huynh nói nhiều, đặc biệt là những người tỏ thái độ không tán thành...”. Hay tại phần thảo luận, phát biểu của phụ huynh, ông Nguyễn Khắc Viện viết thêm: “Cần làm việc với người phát biểu theo định hướng của lớp theo hướng là...” hay “Tìm 2 - 3 phụ huynh có tinh thần ủng hộ nhà trường để họ cho ý kiến nhất trí, hạn chế các ý kiến trái với chủ trương nhà trường...”. Với nội dung và cách “bày binh bố trận” như thế thì nhà trường còn tổ chức họp làm gì, làm mất công sức và hao tốn tiền bạc. 
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đức Viện thừa nhận: “Các xã phía Bắc Yên Thành đời sống nhân dân còn khó khăn”. Biết vậy, mà ông Hiệu trưởng vẫn ban hành những chính sách “lạ đời” khiến hàng trăm học sinh nghèo càng thêm nghèo.
 
Điều khó hiểu hơn là, khi nhà trường ban hành những khoản thu vô lý như thế, giáo viên vẫn thông qua, Chi bộ nhà trường vẫn chấp nhận, cấp ủy Đảng lại không biết, Phòng Giáo dục cũng không hay, còn Hội phụ huynh thì... đứng ngoài cuộc? Câu hỏi này chúng tôi kính chuyển đến cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã Tân Thành và Phòng Giáo dục huyện Yên Thành?

Lương Tâm
.