Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201304/27518-mot-gia-dinh-tan-kho-391699/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201304/27518-mot-gia-dinh-tan-kho-391699/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Một gia đình tận khổ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 10/04/2013, 08:45 [GMT+7]
27518

Một gia đình tận khổ

Chị là Lê Thị Khương, ở xóm Quỳnh Khôi, xã Khánh Thành (Yên Thành). Lập gia đình từ năm 1996, có với nhau được bốn mặt con thì năm 2008, chồng mất đi để lại cho chị bốn đứa con thơ, một mẹ già và một ngôi nhà trống. Bao nhiêu gánh nặng đổ dồn lên đôi vai gầy của chị. Nhìn bốn đứa trẻ gầy gò, ốm yếu không ai khỏi chạnh lòng.
 
Ngôi nhà nhỏ của chị chỉ có 3 chiếc giường tre, một cái bàn thờ với những tấm trướng đã hư hỏng, chiếc xe đạp lạch cạch, một gian bếp xây đã lâu với mấy cái nồi đen nhẻm. Không có bể đựng nước, đến một cái bàn để mấy đứa con học cũng không có chứ đừng nói đến bàn để tiếp khách. Sách vở của bốn đứa trẻ để khắp giường và mấy cái giấy khen được dán khắp tường là tài sản của gia đình chị. 
 
Chị Khương có 4 người con, từ khi chồng mất, chị đã phải cho cháu đầu nghỉ học 2 năm vì “Ăn còn không có lấy gì nộp tiền học”. Vụ mùa thì không nói, cứ có thời gian rảnh là 2 mẹ con lại đi bắt ốc về bán lấy tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. “Thấy bạn bè đi học, con bé cứ nước mắt lưng tròng, nhưng vì thương mẹ nên không dám nói, tôi cũng xót ruột lắm, thôi thì gắng đi kiếm nhiều ốc hơn để con được đi học lại”, chị tiếp chuyện với chúng tôi mà nước mắt rưng rưng.
 
Gia đình chị Khương
  
Để lo cho bốn đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn và mẹ già gần 80 tuổi đau ốm liên miên, hàng ngày cứ khoảng 2 giờ là chị đã dậy, ăn cơm nguội rồi đạp xe lên tận Đô Lương để bắt ốc về bán. Trước đây nhiều ốc, cua nên mỗi ngày chị cũng bắt được gần 3 kg, tính ra được khoảng 150.000 đồng. Nhưng ốc và cua mỗi ngày một hiếm, có khi kiếm được 0,5 kg, cũng có khi mấy hôm liền chị phải về tay trắng. Thương mẹ già, con thơ, chị lại lặn lội bắt xe lên làm cỏ mía, nhổ sắn thuê ở Tân Kỳ cả chục ngày để lấy tiền trang trải cho cuộc sống gia đình.
 
Làm việc nhiều nhưng ngoài bữa ăn lúc 2 giờ sáng là cơm nguội thì trưa nào chị cũng lót dạ bằng một chiếc bánh chưng nhỏ giá 3.000 đồng. Về nhà thì rau dưa, có lúc thương con quá chị đi nợ ít thịt, đi làm về có tiền trả sau. Hiện nay, hai đứa con của chị là Phạm Thị Hiền (SN 1997) và Phạm Công Đức (SN 2000), đang học Trường THCS xã Khánh Thành, cháu thứ ba Phạm Thị Lương (SN 2002) và cháu thứ tư Phạm Thị Linh (SN 2005) đang học tiểu học trường làng. Bao nhiêu khoản phải đóng góp làm tóc chị bạc thêm. Khi được hỏi về ước mơ, cháu Hiền nói: “Mẹ bảo chỉ cho cháu học hết lớp 9 thôi cô ạ, cháu không dám mơ được đi học đại học, nhưng vẫn ước mình được đi học hết cấp 3”.
 
Gia đình chị Khương rất mong bạn đọc gần xa, những mạnh thường quân giúp đỡ cho chị có điều kiện được cho các con đi học như các bạn cùng trang lứa. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Chị Lê Thị Khương, xóm Quỳnh Khôi, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) hoặc Báo Công an Nghệ An, 43A Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, Nghệ An.

Hải Sâm
.