Tổn thương THK thường gặp ở cột sống, nhất là ở cột sống vùng thắt lưng và cột sống cổ; ở chi dưới như khớp gối, khớp háng; ở chi trên như khớp vai. Phần lớn người chỉ bị tổn thương một vài khớp, ít khi nhiều khớp.
Vận động TDTT để giảm đau
Tập TDTT đều đặn, vừa sức sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Tuy nhiên, nếu không luyện tập đúng cách thì việc tập TDTT sẽ gây tác dụng ngược.
Bài tập thể dục tránh thoái hóa khớp.
|
Phòng bệnh và điều trị
Để phòng và hạn chế THK, ngay khi ở tuổi ngoài 40, chúng ta cần tập TDTT đều đặn để tránh béo phì hoặc bị tiểu đường vì THK rất thường gặp, dễ xảy ra nặng ở những người mắc căn bệnh này. Tránh những động tác quá mạnh vì chúng có thể lệch trục khớp và cột sống.
Ngoài ra, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để các cơ quan trong cơ thể tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc quá dài, quá sức chịu đựng của cơ thể vì điều này sẽ làm tổn thương đến khớp.
Thông thường, THK thường được điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm, nhưng vì thuốc điều trị khớp hay gây tác dụng phụ, vì vậy, không nên dùng trong một thời gian quá dài. Khi bệnh nhẹ, có thể làm vật lý trị liệu là tốt nhất (chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, xung điện để giảm đau) và nghỉ ngơi nhiều hơn. Giai đoạn nặng hơn mới dùng kháng viêm giảm đau non-steroid, thậm chí nếu giai đoạn nặng hơn nữa có thể phải tiêm corticoid hay nội soi làm sạch khớp.
Chế độ ăn khi bị THK
Khi bị THK, hãy tránh những thực phẩm có hàm lượng purin và fructose cao như thịt gia súc, gan động vật, thịt lợn muối, đặc biệt phải tránh các món ăn có nguy cơ làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, jăm bông… vì nó làm tăng rất nhanh tình trạng viêm, tấy của khớp.