Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201205/20576-can-som-co-che-do-chinh-sach-cho-can-bo-chuyen-trach-dan-so-397049/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201205/20576-can-som-co-che-do-chinh-sach-cho-can-bo-chuyen-trach-dan-so-397049/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần sớm có chế độ, chính sách cho cán bộ chuyên trách dân số - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 31/05/2012, 07:30 [GMT+7]
20576

Cần sớm có chế độ, chính sách cho cán bộ chuyên trách dân số

Nghệ An có 480 cán bộ chuyên trách thì có tới 49 cán bộ chuyên trách sau khi đã được chuẩn hóa vẫn bỏ việc hoặc chuyển công tác khác... Sự chậm trễ trong giải quyết chế độ chính sách đã ảnh hưởng lớn đến công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
 
Đã đến lúc cần phải ban hành một quyết sách cho cán bộ chuyên trách dân số nhằm bảo đảm quyền lợi và phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ này.

Chị Phan Thị Mai (SN 1983), đã tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, sau 4 năm làm chuyên trách dân số xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên nhưng cho đến nay chị cũng mới chỉ được hưởng mức phụ cấp 492.500 đồng/tháng.
 
Còn chị Đậu Thị Thương là cán bộ chuyên trách dân số xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc hơn 10 năm nay. Theo qui định, viên chức được tuyển dụng lần đầu không quá 35 tuổi. Tuy có bằng cấp và đang nằm trong độ tuổi, (năm nay chị Thương vừa tròn 35 tuổi), thế nhưng, việc chậm thực hiện chế độ, chính sách theo Thông tư 05 đã khiến cho chị rất lo lắng bởi càng để lâu chị sẽ quá độ tuổi vào biên chế.
 
Cũng như chị Mai, chị Thương, do chưa thực hiện Thông tư 05, mặc dù vẫn làm tròn bổn phận, nhiệm vụ của một viên chức nhưng cho đế nay 480 chuyên trách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh vẫn không được hưởng lương theo quy định. Thay vào đó, hàng tháng họ vẫn chỉ nhận được tiền phụ cấp xăng xe với mức chi trả theo hệ số từ 0,45 mức lương tối thiểu hiện hành.
 
Cụ thể là 0,55 đối với các xã, thị trấn vùng núi thấp và 0,65 đối với các xã, thị trấn vùng cao. Sau khi trừ đi tiền phụ cấp từ Chương trình mục tiêu Quốc gia hiện đang được hưởng, 150.000 đồng/tháng đối với miền xuôi, 200.000 đồng/tháng đối với miền núi, phần chênh lệch sẽ do ngân sách địa phương chi trả.
 
Tính ra, cụ thể mỗi một chuyên trách xã ở đồng bằng, đô thị được hưởng phụ cấp 292.500 đồng/tháng; vùng núi thấp là 357.500 đồng/tháng và vùng núi cao: 422.500 đồng/tháng.
 
Cũng không nằm ngoại lệ, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số ở Anh Sơn hiện cũng đang rơi vào tình trạng bất an, không yên tâm công tác. Ông Nguyễn Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn trao đổi việc chậm trễ Thông tư 05 gây rất nhiều xáo trộn cho đội ngũ chuyên trách dân số bởi một mặt họ khó khăn trong cuộc sống gia đình và trong chừng mực nào đó vị thế của người làm chuyên trách công tác dân số chưa được đặt đúng mức. Vì thế chắc chắn hiệu quả công việc cũng không cao.

Chủ trương của Trung ương, tỉnh đã có từ năm 2008. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm triển khai, đến nay Trung ương vẫn chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn cụ thể việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ thành viên chức y tế cấp xã, phường, thị trấn.
 
Do thời gian chờ đợi quá lâu, một số người đủ tiêu chuẩn đến nay đã quá tuổi quy định tuyển dụng viên chức, một số khác đã xuất hiện tư tưởng chán nản hoặc chuyển công tác khác, thiếu tập trung công việc… nên việc triển khai các hoạt động DS/KHHGĐ ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn.
 
Bên cạnh đó, hiện nay đã có trên 2/3 số tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ thành viên chức y tế cấp xã, phường, thị trấn và đã đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó đã tạo nên dư luận và tâm lý lo lắng dẫn đến thiếu an tâm công tác trong đội ngũ cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 
Trước thực trạng đó, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác DS/KHHGĐ trong tình hình mới, ngành dân số đã xây dựng Đề án sắp xếp, bố trí định biên và tuyển dụng cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trở thành viên chức y tế tại các xã, phường, thị trấn.
 
Ông Nguyễn Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho rằng lâu nay đội ngũ cán bộ chuyên trách chưa được vào biên chế, chế độ chính sách chưa đáp ứng yêu cầu, từ đó đã ảnh hưởng và tác động lớn đến chính sách dân số. Chính vì vậy, việc ban hành đề án chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách đã đáp ứng sự mong mỏi trông đợi của không chỉ cán bộ dân số mà của ngay chính cả chính quyền địa phương. 

Cho đến nay, cán bộ dân số trong toàn tỉnh vẫn đang thực hiện chế độ hợp đồng ngắn hạn, không được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, bảo hiểm xã hội, y tế... Thu nhập quá thấp nên không ít người phải bỏ việc nửa chừng tìm kiếm việc khác có thu nhập cao hơn để lo cho cuộc sống gia đình.
 
Đây cũng chính là một trong những khó khăn lớn trong việc thực hiện mục tiêu công tác dân số trong thời gian tới. Vì vậy, xây dựng một đề án trình UBND tỉnh ban hành về chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
 
Việc sớm ban hành đề án “Sắp xếp, bố trí định biên và tuyển dụng cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trở thành viên chức y tế tại các xã, phường, thị trấn”, sẽ góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn có đủ tâm huyết, trách nhiệm, gắn bó với công tác DS/KHHGĐ, có đủ năng lực để tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong quản lý Nhà nước, điều phối hoạt động và tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu về DS/KHHGĐ trên địa bàn.

Hiến Chương
.