Thủ tục hành chính
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ (cấp xã)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ
1 |
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thường trú tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ nếu hồ sơ thiếu thủ tục, kê khai không chính xác hoặc không tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ không đủ điều kiện. - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Thu lệ phí, cấp giấy hẹn cho người đến nộp hồ sơ. Bước 3: Thu giấy hẹn, trả sổ hộ khẩu cho công dân nếu hồ sơ đủ điều kiện giải quyết hoặc trả hồ sơ kèm theo văn bản trả lời cho công dân nếu hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết. |
|
2 |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện. Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 (Trong giờ hành chính). |
|
3 |
Thành phần hồ sơ |
1. Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); 2. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; 3. Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi thành phố; thị xã); 4. Giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là một trong những loại giấy tờ sau: a. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; - Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó); - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép); - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; - Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác; - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; - Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó. b. Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản; c. Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp: Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung; Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo; d. Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức); * Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp nếu đã có văn bản đồng ý của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; 5. Một số trường hợp đăng ký thường trú cụ thể phải nộp thêm các loại giấy tờ sau: - Trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh; - Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; - Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay; - Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo, khi đăng ký thường trú tại các cơ sở tôn giáo phải có giấy tờ chứng minh việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc không có hộ chiếu nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp; - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu; - Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu; - Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. |
|
4 |
Số lượng hồ sơ |
01 (một) bộ |
|
5 |
Thời hạn giải quyết |
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
|
6 |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính |
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống. |
|
7 |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính |
Công an xã, thị trấn thuộc huyện. |
|
8 |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính |
Cấp sổ hộ khẩu hoặc ghi tên vào sổ hộ khẩu. |
|
9 |
Lệ phí |
- Cấp mới sổ hộ khẩu: 10.000 đồng/lần cấp. - Đăng ký thường trú nhưng không cấp sổ hộ khẩu: 8.000 đồng/lần cấp. * Không thu lệ phí đối với các trường hợp sau: - Trẻ em; - Hộ nghèo; - Người cao tuổi; - Người khuyết tật; - Người hoạt động cách mạng trước ngày khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm 1945; - Bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; - Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; - Bệnh binh; - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; - Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sỹ, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; - Con dưới 18 tuổi của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; - Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; - Những trường hợp sai sót do lỗi của cơ quan quản lý cư trú. |
|
10 |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai |
- Bản khai nhân khẩu. - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu. |
|
11 |
Căn cứ pháp lý |
1. Luật cư trú số 03/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013 2. Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú. 3. Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ công an quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú và nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú; 4. Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú; 5. Thông tư số 61/2014/TT-BCA ngày 20/11/2014 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú; 6. Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; 7. Nghị quyết số 41/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về lệ phí đăng ký đăng ký cư trú và lệ phí CMND trên địa bàn tỉnh Nghệ An. |
CCHC