Pháp luật
Nhận diện tội phạm lừa đảo qua mạng xã hội
09:05, 03/09/2019 (GMT+7)
Mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Bên cạnh một thế giới mở với vô vàn thông tin bổ ích, hấp dẫn, thì đây cũng là nơi các đối tượng phạm tội lợi dụng hoạt động. Dù phương thức thủ đoạn không mới, nhưng những câu chuyện được dựng lên tinh vi, thông qua những mối quan hệ ảo được tô vẽ trên mạng xã hội, vẫn có sức hút nhất định, khiến không ít người nhẹ dạ hám lời sập bẫy và bị chiếm đoạt số tiền rất lớn.
Bấm Play để xem Video (Độc giả cần mở loa để nghe lời bình)
Đối tượng Nguyễn Thị Quỳnh Như, sinh năm 1998, trú tại huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh là đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Đáng chú ý nạn nhân của đường dây lừa đảo này ở nhiều tỉnh thành trên cả nước với số tiền lên tới 6 tỉ đồng. Để lừa đảo, Như đã cùng một đối tương người nước ngoài (không rõ lai lịch) thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách đứng ra đăng ký mở các tài khoản ngân hàng để nhận tiền do những người bị lừa đảo chuyển đến.
Sau đó, Như trực tiếp rút tiền tại các cây ATM rồi chuyển lại cho người nước ngoài kia. Theo thỏa thuận, Như được hưởng 1 triệu đồng/100 triệu đồng rút được.
Đến thời điểm hiện tại, Như và đối tượng liên quan đã chiếm đoạt của trên 50 bị hại ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước với tổng số tiền khoảng 6 tỉ đồng.
Nạn nhân Hạnh trong vụ án được một người đàn ông ngoại quốc làm quen và kết bạn với bà qua mạng xã hội Facebook. Với mác là quản lý của Công ty chuyên xuất khẩu dầu cọ cho các hãng mỹ phẩm, đã bỏ vợ, các con đang sinh sống bên Anh.
Sau khoảng gần 2 tháng trò chuyện, khi mà nạn nhân và đối tượng đã có thể cởi mở hơn trong câu chuyện thì sự việc lừa đảo bắt đầu:
Khi đã lừa được nạn nhân lần đầu, hắn bắt đầu nâng giá trị trong mỗi lần lừa đảo cũng như tần suất dầy hơn. Câu chuyện hắn dựng ra cũng hết sức logic. Còn nạn nhân, thì như một người đã đâm lao thì theo lao, không còn tỉnh táo để phân tích sự việc.
Cứ như vậy, những lý do như vay tiền để sinh hoạt cá nhân, nộp thuế nhà trong khi chờ bán, rồi khi bán được thì cần tiền để nộp lệ phí. Đối tượng hứa sẽ trả đủ tiền cho nạn nhân ngay khi nhận được tiền bán căn nhà. Tổng số tiền mà bà Hạnh chuyển nhiều lần cho đối tượng lên tới hơn 600 triệu đồng.
Để thực hiện trót lọt vụ việc lừa đảo bà Hạnh chuyển tiền, đối tượng người nước ngoài đã có sự tiếp tay của một người phụ nữ trong nước tên là Quỳnh Như. Hắn đã gặp và đặt vấn đề nhờ Như đăng ký các tài khoản ngân hàng để nhận tiền do người khác chuyển đến.
Đối tượng người nước ngoài đã gặp Quỳnh Như, nhờ cô bé đăng ký các tài khoản ngân hàng để nhận tiền do người khác chuyển đến.
Với đối tượng Như, sau một vài lần nhận tiền, mặc dù biết nguồn gốc số tiền chuyển vào tài khoản của mình là do đối tượng lừa đảo của người khác có được nhưng Như vấn tiếp tục thực hiện.
Những vụ việc tương tự như vụ án này đã xảy ra nhiều, phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này không mới nhưng có lẽ do các câu chuyện, các tình huống các đối tượng dựng lên ngày càng tinh vi, nội dung cũng phong phú hơn khiến những người vốn nhẹ dạ cả tin lại có một chút hám lời nên sập “bẫy và bị chiếm đoạt số tiền rất lớn.
Để phòng ngừa hiệu quả, người dân khi kết bạn trên mạng xã hội cần phải có chọn lọc. Với những đối tượng không rõ lai lịch thì tuyệt đối không để cho đối tượng có cơ hội trò chuyện, nhất là những câu chuyện liên quan tới tiền nong, tình cảm. Trong trường hợp phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến hành vi lừa đảo cần nhanh chóng trình báo cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp ngăn chặn, bắt giữ đối tượng.
Nguồn: ANTV