Văn hóa - Giáo dục

Đại tướng Lê Đức Anh - Vị tướng của chiến trường

10:29, 04/05/2019 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN
Rút quân, bảo toàn ý nghĩa thắng lợi của đợt 1 Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968 được đánh giá là một quyết định dũng cảm của Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Lê Đức Anh, nhất là trong bối cảnh quyết tâm chiến đấu đề ra ban đầu là giải phóng hoàn toàn Sài Gòn.

Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh 

Năm 1968, đồng thời với tiếng nổ bộc phá và tiếng nổ của B41 trong nội thành Sài Gòn, đúng giờ G, 5 mũi tấn công ở các vùng ven đô, tương đương 14 tiểu đoàn cũng đồng loạt nổ súng tiến đánh các mục tiêu, thực hiện kế hoạch bao vây cô lập Sài Gòn. Vượt qua hơn 80km, các tiểu đoàn mũi nhọn phía Tây Nam do Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng Lê Đức Anh chỉ huy đã từ Long An, vượt qua huyện Bình Chánh, đánh sâu vào quận 5 áp sát 2 mục tiêu là Tổng nha Cảnh sát và Biệt khu Thủ Đô của Nguỵ quyền chiếm giữ mục tiêu gần 1 ngày. Dù là chỉ huy cao cấp của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng Đồng chí Lê Đức Anh đã ra tiền phương để chỉ huy kịp thời.

Rút quân. Bảo toàn ý nghĩa thắng lợi của đợt 1 Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968 được đánh giá là một quyết định dũng cảm của Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Lê Đức Anh, nhất là trong bối cảnh quyết tâm chiến đấu đề ra ban đầu là giải phóng hoàn toàn Sài Gòn.

Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, những quyết định kịp thời ở những thời điểm then chốt của các chỉ huy chiến trường như đồng chí Lê Đức Anh và những vị tướng "chân trần, chí thép", sát thực tế chiến trường, tiếc máu xương của đồng đội đã giúp ta bảo toàn lực lượng, tiếp tục tổ chức tiến công đợt 2 và đợt 3. Và đó chính là cơ sở quan trọng để làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 sau này.

Nguồn: ANTV

Các tin khác