Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201811/gin-giu-va-phat-huy-net-dep-van-hoa-truyen-thong-cua-le-hoi-824887/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201811/gin-giu-va-phat-huy-net-dep-van-hoa-truyen-thong-cua-le-hoi-824887/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của lễ hội - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 21/11/2018, 08:53 [GMT+7]

Gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của lễ hội

(Congannghean.vn)-Nghệ An là mảnh đất có nhiều lễ hội, mỗi lễ hội có một nét văn hóa đặc sắc riêng. Việc tổ chức, gìn giữ các lễ hội chính là lưu giữ truyền thống, bản sắc và bảo tồn các di sản văn hóa.

Thi viết thư pháp tại lễ hội đền Vua Mai, huyện Nam Đàn
Thi viết thư pháp tại lễ hội đền Vua Mai, huyện Nam Đàn

Nhiều chuyển biến tích cực

Lễ hội là nét đẹp văn hóa ngàn đời của cha ông để lại, là sợi dây kết nối cộng đồng, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Hiện, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 29 lễ hội nằm trong danh mục quản lý của tỉnh, trong đó có 5 lễ hội truyền thống được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch quyết định công nhận, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Lễ hội đền Cờn, Lễ hội đền Chín Gian, Lễ hội đền Thanh Liệt, Lễ hội đền Quả Sơn, Lễ Xăng khan; 2 lễ hội đang trình thủ tục hồ sơ đề nghị là Lễ hội đền Bạch Mã, Lễ hội đền Hoàng Mười; 3 lễ hội văn hóa gồm: Lễ hội du lịch Cửa Lò, Lễ hội Làng Sen, Lễ hội “Uống nước nhớ nguồn”, còn lại là lễ hội truyền thống.

Năm 2018, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực, đảm bảo an toàn, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Đối với các lễ hội truyền thống, diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, chủ yếu là tại các xã, thôn, làng, bản. Theo kết quả rà soát, Nghệ An hiện có 126 lễ hội truyền thống, trong đó lễ hội dân gian chiếm 96%. Các lễ hội chủ yếu do nhân dân tự đứng ra tổ chức, kinh phí chủ yếu dựa vào xã hội hóa. Năm 2018, có 6 lễ hội chỉ tổ chức phần lễ truyền thống, gồm: Lễ hội Pửn Pang - Nang ny, Lễ hội đền Vạn Lộc, Lễ hội đền Cả, Lễ hội đền Choọng, Lễ hội đền Quang Trung và Lễ hội đền Hồng Sơn.

Với các lễ hội truyền thống, phần Lễ được tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính; phần Hội chú trọng các trò chơi dân gian, cổ truyền, đặc biệt là đã phục hồi được các trò chơi tiêu biểu đặc trưng vùng miền, kết hợp có chọn lọc các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Như Lễ hội đền Đức Hoàng thi đánh trống tế, giao lưu các câu lạc bộ dân ca, Lễ hội Pu Nhạ Thầu có giao lưu nghệ thuật quần chúng giữa các dân tộc thiểu số, thi trang phục dân tộc, cồng chiêng…

Đối với các lễ hội văn hóa gắn liền với kỷ niệm những ngày lễ lớn như: Lễ hội làng Sen gắn với kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Lễ hội “Uống nước nhớ nguồn” gắn với kỷ niệm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7), Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ gắn với kỷ niệm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ, Lễ hội du lịch Cửa Lò… Các lễ hội đều diễn ra đảm bảo đúng quy định của Nhà nước về hoạt động lễ hội, tổ chức có hiệu quả, tạo ấn tượng tốt đẹp với nhân dân. Thông qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc cũng như tiềm năng du lịch, con người, sự kiện lịch sử trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ông Phan Hữu Lộc, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao Nghệ An cho biết: Năm 2018, công tác quản lý lễ hội cơ bản đã thực hiện nghiêm theo các quy định của Đảng và Nhà nước. Các lễ hội diễn ra đảm bảo an ninh, an toàn, có hiệu quả, nhất là các lễ hội có lượng du khách đông. Thông qua tổ chức lễ hội, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích được thực hiện tốt, gắn kết giữa các di tích và lễ hội. Bên cạnh đó, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực như hạn chế hiện tượng đặt tiền, cắm hương không đúng chỗ, thắp hương nhiều trong các di tích…

Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động dịch vụ, quản lý kinh phí thu từ các dịch vụ trong lễ hội cơ bản được tổ chức bài bản, giữ gìn sự trang nghiêm, linh thiêng nơi thờ tự, không có hiện tượng hàng hóa bày bán tràn lan tại di tích. Ban tổ chức lễ hội đã phối hợp với các đoàn thể tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán sản vật đặc trưng địa phương như: Lễ hội đền Bạch Mã, Lễ hội đền Quả Sơn, Lễ hội đền Vua Mai, Lễ hội làng Vạc. Việc quản lý kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch…

Những hạn chế

Có thể thấy, lễ hội đã thực sự trở thành nhu cầu văn hóa, tâm linh của nhân dân. Hàng năm, lễ hội ở tỉnh ta thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo phản ánh, tại một số di tích, lễ hội lớn như đền Cờn, đền Quả, đền Hoàng Mai… thiếu thuyết minh di tích khi có các đoàn khách du lịch thăm viếng. Từ đó, nảy sinh vấn đề khách du lịch đến với lễ hội nhưng chưa hiểu hết giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội mà mình tham gia.

Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống, ngoài phần nghi lễ truyền thống thì hầu như phần tân lễ gần như giống nhau; có lúc, có nơi, việc tổ chức lễ hội trở nên nhàm, thiếu sự thu hút nhân dân tham gia. Tại các lễ hội, chưa có những sản phẩm truyền thống mang đặc trưng phục vụ du khách làm quà lưu niệm. Việc quy hoạch lễ hội nói chung, quy hoạch khu vực dịch vụ, khu vực bãi đỗ xe, khu vực vệ sinh… tại nhiều di tích chưa khoa học, hợp lý (như: Lễ hội đền Bạch Mã, Lễ hội đền Đức Hoàng, Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu) dẫn đến khó quản lý các gian hàng dịch vụ; kinh doanh dịch vụ ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu lượng khách ngày càng tăng, nhất là những ngày hội chính, gây áp lực cho nơi tổ chức lễ hội, tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giới thiệu về lễ hội, di tích và tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội còn hạn chế. Ở một số địa phương còn thiếu quan tâm đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, vi phạm các quy định của Luật Di sản và quy định quản lý tổ chức lễ hội. Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí dịch vụ tâm linh tại di tích, lễ hội chưa chặt chẽ; thiếu các phương án cần thiết để đảm bảo ANTT, an toàn trong lễ hội.

Mùa lễ hội đang đến gần, để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và công tác quản lý, tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đặc biệt là trong dịp đầu Xuân, Sở Văn hoá - Thể thao chủ trì tham mưu UBND tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 110/2018 của Chính phủ, quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Theo đó, việc tổ chức lễ hội phải nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. Hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm thế nào từng bước đưa lễ hội truyền thống về cho nhân dân.

.

Phan Tuyết

.