Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201801/nhieu-diem-moi-trong-nganh-giao-duc-nam-2018-778072/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201801/nhieu-diem-moi-trong-nganh-giao-duc-nam-2018-778072/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhiều điểm mới trong ngành Giáo dục năm 2018 - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 25/01/2018, 08:24 [GMT+7]

Nhiều điểm mới trong ngành Giáo dục năm 2018

(Congannghean.vn)-Năm 2017 khép lại, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn cần tiếp tục giải quyết, chấn chỉnh trong năm 2018. Hy vọng rằng, với những đổi mới tích cực, chất lượng giáo dục sẽ ngày càng được nâng cao.

Thí sinh trao đổi về đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017
Thí sinh trao đổi về đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017

Chuyển dần “thi” sang “kiểm tra, đánh giá”

Tại Kết luận Hội nghị với 63 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trên cả nước vào tháng 12/2017, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ chuyển dần khái niệm “thi” sang khái niệm “kiểm tra, đánh giá” các kiến thức phổ thông, cơ bản của học sinh, giảm bớt các kỳ thi không thiết thực. Trung tâm Khảo thí quốc gia của Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở GD&ĐT xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, các địa phương sử dụng để đánh giá, đảm bảo tính công bằng, khách quan; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá, sử dụng sổ điểm điện tử; tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, chuẩn hóa đánh giá, áp dụng thi THPT quốc gia, tiến tới tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính.

Chốt phương án thi THPT quốc gia: Đề thi bao gồm cả chương trình lớp 12 và lớp 11 Bộ GD&ĐT đã chốt phương án thi THPT quốc gia năm 2018. Theo đó, lộ trình tổ chức tuyển sinh vẫn giữ ổn định như năm 2017, tuy nhiên cũng có một số đổi mới là cho phép học sinh thi trên máy thay vì làm bài thi trên giấy và đề thi của thí sinh không chỉ nằm trong chương trình lớp 12 mà bao gồm cả chương trình lớp 11. Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ gồm 5 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, 3 bài thi bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: Bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật.

Đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ phải trải qua 2 bài thi bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).

Ngành sư phạm sẽ có “điểm sàn” riêng

Những năm gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm, lo lắng về việc điểm chuẩn vào ngành sư phạm quá thấp so với các ngành nghề khác. Để nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo chất lượng giáo dục, từ năm 2018, Bộ GD&ĐT sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) riêng các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên; đồng thời, nhiều chính sách đãi ngộ cũng sẽ được thực hiện đối với đội ngũ nhà giáo và những người học ngành sư phạm để tạo động lực và thu hút nhân tài cho ngành này.

Bỏ “cấm thi” vào lớp 6

Năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT đã áp dụng phương án chung cho lớp 6 là xét tuyển. Tuy vậy, nhiều trường lại rơi vào tình trạng “đau đầu” khi rất nhiều hồ sơ đẹp toàn diện mà chỉ tiêu tuyển sinh lại rất ít. Từ năm học 2018 - 2019, theo Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh, các trường sẽ được phép thi tuyển, dựa vào học bạ và kết quả học tập các năm của học sinh. Để việc xét tuyển dễ dàng hơn, các trường có thể tổ chức những bài kiểm tra đánh giá năng lực bằng tiếng Anh và tự luận. Quy định mới này được nhận định sẽ tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh chất lượng và công bằng hơn. Đây là một phương án tích cực và cũng phù hợp với việc tinh giản các cuộc thi trước đó của Bộ GD&ĐT.

Ban hành chương trình mới các môn học

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, năm 2018 sẽ hoàn thiện dự thảo các chương trình môn học; tiếp tục tổ chức góp ý, thực nghiệm, thẩm định chương trình môn học; trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học) đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tinh giản và khả thi. Các chương trình môn học phải đảm bảo thống nhất với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và xác định rõ hơn yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; kết hợp đổi mới nội dung giáo dục với đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá để giảm tải, dễ dạy, dễ học và giúp người học tự học suốt đời.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, sẽ hoàn chỉnh dự thảo các chương trình môn học để xin ý kiến rộng rãi của nhân dân trước ngày 12/1/2018. Bộ trưởng cũng yêu cầu các vụ chức năng có văn bản hướng dẫn cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoàn thành trước ngày 30/4/2018.

.

Thu Thủy (tổng hợp)

.