(Congannghean.vn)-Để học sinh làm quen với đề thi trắc nghiệm, từ đầu năm học, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy, kiểm tra và thi thử. Tuy nhiên, với kết quả thấp đã khiến cho học sinh và giáo viên lúng túng, áp lực.
Theo Bộ GD&ĐT, năm 2017, kỳ thi THPT quốc gia chỉ tổ chức một loại cụm thi ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước do Sở GD&ĐT chủ trì. Để đảm bảo tính trung thực, khách quan của kỳ thi, hạn chế tối đa tiêu cực phát sinh trong quá trình coi thi, chấm thi, trong kỳ thi sắp tới, mỗi thí sinh trong phòng thi sẽ có một đề thi trắc nghiệm riêng với các câu hỏi khác nhau và có độ khó tương đương. Bài làm của thí sinh được chấm bằng máy quét. Với điều kiện kỹ thuật đó, cùng với sự phối hợp, hỗ trợ và giám sát của các trường đại học trong công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi, kết quả của kỳ thi sẽ đảm bảo được độ tin cậy.
Học sinh áp lực, lúng túng trước hình thức thi trắc nghiệm |
Tại Nghệ An, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017, với 8/9 môn thi bằng hình thức trắc nghiệm, các trường THPT, Trung tâm GDTX đã cho các em làm quen với hình thức thi này thông qua các bài kiểm tra, thi thử và các bài tập hàng ngày ở lớp. Tuy nhiên, so với những năm trước, kết quả đạt thấp hơn nên nhiều học sinh tỏ ra lo lắng. Đặc biệt, trong kỳ thi học kỳ 1 năm nay, học sinh sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm.
Trường THPT Herman Gmeniner (TP Vinh) là một trường ngoài công lập, hàng năm có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT xấp xỉ 100%, đỗ đại học từ 55% - 60%. Trong điều kiện Bộ GD&ĐT có nhiều đổi mới, theo “guồng” quay chung, Ban giám hiệu nhà trường cũng đã chuẩn bị để giảng dạy theo hình thức mới này. “Trong các bài kiểm tra đã tăng phần thi trắc nghiệm. Nhà trường đã tổ chức soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, xây dựng ngân hàng đề thi cho các em kiểm tra”, thầy Phan Xuân Huỳnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Thực tế, nhiều năm nay, các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm nhưng giáo viên và học sinh vẫn sử dụng sách giáo khoa hiện hành để dạy - học và vẫn cho kết quả tốt. Về lo ngại thi trắc nghiệm, đặc biệt là môn Toán, đây là một môn khó, đánh giá đầy đủ tư duy logic, sáng tạo của thí sinh, cần thời gian làm bài dài nhất lại là lần đầu thi trắc nghiệm nên dù giáo viên có nhiều kinh nghiệm cũng không khỏi lúng túng khi soạn thảo các tài liệu trắc nghiệm.
Theo một thầy giáo dạy Toán có kinh nghiệm chia sẻ: Với hình thức thi trắc nghiệm này, giáo viên vừa dạy vừa rút kinh nghiệm. Điều này khiến các giáo viên lúng túng, lạ lẫm, bởi đề thi phải đảm bảo 4 mức độ của trò từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng thấp và vận dụng…; còn học sinh lo lắng về thao tác, thời gian và phương pháp làm bài thi trắc nghiệm.