Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201611/quoc-hoi-tra-loi-chat-van-ve-cai-cach-giao-duc-709431/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201611/quoc-hoi-tra-loi-chat-van-ve-cai-cach-giao-duc-709431/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Quốc hội trả lời chất vấn về cải cách giáo dục - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 17/11/2016, 09:08 [GMT+7]

Quốc hội trả lời chất vấn về cải cách giáo dục

Sáng 16/11, tiếp tục chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trực tiếp trả lời trước Quốc hội về các vấn đề về tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện, đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88 của Quốc hội…

Từng bước rút kinh nghiệm hoàn thiện phương thức thi tốt nghiệp

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang- tỉnh Đắk Nông chất vấn tại Hội trường - Ảnh: Đình Nam
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang- tỉnh Đắk Nông chất vấn tại Hội trường - Ảnh: Đình Nam

Liên quan đến việc thực hiện đổi mới phương thức thi, giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang - Đắk Nông nêu vấn đề việc công bố chính thức hình thức thi trắc nghiệm đối với hầu hết các môn trong kỳ thi trung học phổ thông năm 2016-2017 vào ngày 28/09/2016 có ảnh hưởng gì đến chất lượng kỳ thi năm 2017 trong khi phương án thi đã được chuẩn bị từ lâu. Việc chủ yếu thi trắc nghiệm có ảnh hưởng gì đến việc dạy và học ở cấp phổ  thông năm học 2016-2017 và trong bối cảnh hình thức thi trắc nghiệm đối với hầu hết các môn thi bộ có biện pháp gì để tránh hiện tượng tiêu cực trong thi cử. Liệu Bộ trưởng có ý định chỉ đạo, xây dựng Đề án về đổi mới căn bản việc tổ chức, hình thức, phương pháp thi kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết thi trắc nghiệm, là phương thức để kiểm tra kiến thức, còn nội dung, chương trình vẫn không thay đổi. Đối với thi tốt nghiệp, mục đích xét tốt nghiệp và là căn cứ để cho các trường đại học, cao đẳng là một trong căn cứ để xét tuyển, Bộ đã cân nhắc rất kỹ và hỏi nhiều chuyên gia.

Theo đó, phương án nào cũng có cái hay và cái không hay nhưng phần lớn các chuyên gia đều nhất trí phương án thi trắc nghiệm đánh giá được số lớn, hàng triệu các em, kiểm tra được kiến thức toàn diện chứ không học tủ, học lệch và đảm bảo minh bạch, khách quan.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước cũng có cách làm tương tự như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều sử dụng công nghệ đánh giá trắc nghiệm. Các câu hỏi trách nhiệm thực hiện quy trình rất nghiêm ngặt và chuẩn hóa rất kỹ. Nếu như các kỳ thi trước chúng ta mất rất nhiều công sức để cho việc coi thi và chống gian lận rất tốn kém thì phương thức này tối ưu, đánh giá đại trà, với một số lượng lớn đảm bảo tính toàn diện, công khai, minh bạch. Thực tế, phương thức này chúng tôi cũng đã có chuẩn bị từ nhiều năm và đã thi nhiều môn trắc nghiệm, thí điểm ở Đại học quốc gia Hà Nội mấy năm qua đạt kết quả rất tốt cho nên Bộ đã từng bước khách quan các vấn đề thi cử.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay Chính phủ đã chỉ đạo bộ xây dựng một đề án theo tinh thần của Nghị quyết 29 và Nghị quyết của Quốc hội là đổi mới thi với mục đích một kỳ thi 2 mục đích. Việc thực hiện đổi mới thi theo lộ trình với nhiều các thang bậc, không đưa các thay đổi vào một cách dồn dồn, tạo sốc cho xã hội mà mỗi năm hoàn thiện một chút theo hướng tiếp cận hợp lý. Năm 2016 đã có bước chuyển rất lớn là phương thức thi trắc nghiệm và tới đây tiếp tục tập trung vào vấn đề kỹ thuật. Hiện nay, thi tổ hợp các môn thi đưa thành bài thi nội dung tập trung lớp 12. Dự kiến đến năm sau nội dung thi đến lớp 11 và năm tới 2019 là lớp 10. Trong quá trình này cũng sẽ có thay đổi về sách giáo khoa một số môn, liên môn sao cho phù hợp. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ sẽ cố gắng, đồng thời rút kinh nghiệm khắc phục những điểm còn tồn tại, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn tạo sự đồng thuận trong xã hội đáp ứng mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.

Đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn để toàn xã hội cùng đồng hành thực hiện đổi mới phương thức thi

Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Thu Phương- tỉnh Bắc Kạn chất vấn tại Hội trường
Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Thu Phương- tỉnh Bắc Kạn chất vấn tại Hội trường

Trước những băn khoăn, lo lắng của cử tri về phương án thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển đại học thay đổi liên tục trong những năm gần đây, năm 2017, Bộ tiếp tục đổi mới phương án thi, đại biểu Quốc hội Triệu Thị Thu Phương - Bắc Kạn đặt câu hỏi liệu đây có phải phương án ổn định để các em học sinh chủ động trong các kỳ thi.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ một lần nữa nhấn mạnh phương án thi được đổi mới căn bản toàn diện, có từng bước đi, lộ trình và mới thực hiện được hơn 3 năm nên nếu cho rằng đã ổn định là có phần hơi chủ quan. Tuy nhiên cũng có thể khẳng định về phương thức thi thì tương đối ổn định, về mặt nội dung, chuyên môn vẫn phải tiếp tục có những điều chỉnh linh hoạt nhưng việc đổi mới sẽ nhẹ nhàng hơn. Trong quá trình thực hiện đổi mới này, Bộ có trách nhiệm của mình, cần phải cố gắng hơn, tính toán kỹ hơn, thông báo cho xã hội tốt hơn, sát sao với các cơ sở giáo dục để cho các cơ sở giáo dục- đào tạo, xã hội biết và cùng đồng hành.

Trong khi đó đại biểu Quốc hội Đàng Thị Mỹ Hương - Ninh Thuận phản ánh phương án tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 sẽ gây áp lực cho học sinh bởi trong 2 ngày thi mà học sinh phải làm 4 bài thi với nội dung của 6 môn, có trường hợp có thể phải thi 9 môn thi nếu lựa chọn thi cả hai bài thi tổ hợp. Điều này đặt ra vấn đề liệu học sinh có tư duy nổi, có nhớ nổi bài học và có đủ sức khỏe để thi liên tục các môn thi như vậy hay không? Việc ra đề thi cho các môn học ở trong bài thi tổ hợp với thời gian làm bài của 3 môn học trong 150 phút liệu có đảm bảo chất lượng để phân hóa, phân loại được trình độ học sinh để có kết quả tốt, làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng hay không.

Bên cạnh đó, việc một số trường đại học được tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, cử tri cho rằng sẽ gây khó khăn, áp lực tốn kém không cần thiết cho thí sinh, đẩy gánh nặng cho thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến về những nội dung như đã nêu. 

Về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng số môn thi so với tổng số môn học chưa phải nhiều. Bộ trưởng cũng thừa nhận phương án thi mới có gây áp lực cho học sinh nhưng ở mức có thể chấp nhận được bởi Bộ đã có sự tính toán. Theo đó, kiến thức thi không rộng, chỉ tập trung vào lớp 12; có ba môn thi trong một bài thi tổ hợp nhưng các câu hỏi được cân nhắc đến độ khó phù hợp với điều kiện và khả năng tham gia của học sinh; đồng thời có thiết kế mỗi modul có thời gian nhất định để chuyển. Chia sẻ với những áp lực của các thầy cô và học sinh, Bộ trưởng cũng cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nghiên cứu, xem xét để ngày càng giảm bớt những áp lực này.

Về vấn đề có nhớ nổi hay sức khỏe, Bộ trưởng nêu, thi trắc nhiệm hay tự luận thì đều phải nhớ. Qua thực tiễn thi trắc nghiệm, rất nhiều học sinh rất phấn khởi bởi vì không phải chỉ thuần túy kiến thức một vài nội dung trong môn học, còn vận dụng rất nhiều kiến thức khác trong cuộc sống, tính linh hoạt, tính sáng tạo của các em được thể hiện rất cao. Đặc biệt, thiết kế đề thi được chuẩn hóa, mỗi học sinh có mã đề thi riêng bảo đảm tính minh bạch, khách quan.

Về việc một số trường đại học có phương án tuyển sinh riêng, Bộ trưởng cho biết, theo Luật giáo dục đại học các trường được tự chủ tuyển sinh nên các trường có thể sử dụng kết quả của kỳ thi trung học phổ thông, có thể sử dụng học bạ, có thể phỏng vấn hoặc có thể tiến hành đánh giá năng lực. Đó là quyền của các trường đại học tự chủ. Tuy nhiên, qua thực tiễn quan sát và theo dõi cho thấy không phải trường nào cũng tuyển sinh riêng vì rất tốn kém. Chính vì vậy, kỳ thi chung tập trung chủ yếu vào tốt nghiệp phổ thông nhưng vẫn phải tính đến kết quả khách quan để cho các trường đại học, cao đẳng tham khảo khi tuyển sinh. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ làm việc với các trường để làm sao không phải tự chủ muốn làm gì thì làm, sẽ có xử lý theo đúng thẩm quyền trong trường hợp không đảm bảo được quyền lợi người học.

.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

.