Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201503/net-van-hoa-doc-dao-noi-cua-bien-nhung-ngay-dau-xuan-590174/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201503/net-van-hoa-doc-dao-noi-cua-bien-nhung-ngay-dau-xuan-590174/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nét văn hoá độc đáo nơi cửa biển những ngày đầu xuân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 02/03/2015, 08:45 [GMT+7]

Nét văn hoá độc đáo nơi cửa biển những ngày đầu xuân

(Congannghean.vn)-Những ngày Tết Ất Mùi, bên cạnh hoạt động vui xuân mới, bà con vùng biển xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn say sưa luyện tập tích Trò Lề để biểu diễn trong dịp lễ hội Đền Thượng, xã Quỳnh Nghĩa từ ngày 11 - 13 tháng Giêng. Trò Lề là một loại hình diễn xướng ra đời từ cuối đời Lê và được tổ chức 12 năm một lần vào dịp năm Tý. Mặc dù năm nay không phải năm Tý nhưng do có lễ hội đền Thượng và xuất phát từ mong muốn của người dân nên chính quyền và nhân dân đã khôi phục và biểu diễn Trò Lề vào dịp đầu năm.
 
Công trạng Quan Quận - Thành Hoàng làng
 
Ông Đinh Ẩn, cán bộ UBND xã Quỳnh Nghĩa, người được giao nhiệm vụ là đạo diễn Trò Lề cho biết: Trò Lề gắn liền với công trạng dẹp loạn phiến quân của Quan Quận - vị Thành Hoàng đã khai sinh ra vùng đất này. Quan Quận tên thật là Trương Đắc Phú, làng Phú Nghĩa Hạ, tổng Phú Hậu, huyện Quỳnh Lưu. Vào cuối đời Lê, tại làng Hóp, xã Xuân Trường, tỉnh Nam Định, một số người dân đã nổi loạn chống lại triều đình tên gọi là loạn Hóp. Vua Lê vô cùng lo ngại nên đã cử nhiều võ tướng triều đình đi dẹp loạn nhưng không được nên đã cử Trương Đắc Phú lên đường dẹp loạn.
 
Nhận lệnh triều đình, Trương Đắc Phú lên kế hoạch dẹp loạn. Kế sách của vị chủ soái Trương Đắc Phú là tổ chức một lễ cầu siêu cho những người chết trận và mở gánh hát biểu diễn vở “Sỹ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục” do mình dàn dựng ngay cận kề vùng nổi loạn. Các vai diễn này đều do các cô gái trẻ đẹp thể hiện và diễn cả tuần liền. Sau một vài buổi diễn, quân loạn Hóp mê mẩn gánh hát mà bỏ doanh trại trốn đi xem, việc canh phòng bị buông lỏng. Lúc này, Trương Đắc Phủ đã tổ chức lực lượng bao vây doanh trại và bắt sống kẻ cầm đầu loạn Hóp, giải về triều đình.
 
Ông Đinh Ẩn biểu diễn một trích đoạn Trò Lề
Ông Đinh Ẩn biểu diễn một trích đoạn Trò Lề
 
Nét văn hóa độc đáo nơi cửa biển
 
Để ghi nhớ và lưu truyền công dẹp loạn của Quan Quận Trương Đắc Phú, nhân dân đã lập miếu thờ Quan Quận và ghi nhớ trận đánh, cứ 12 năm 1 lần vào năm Tý, dân làng diễn lại chiến tích Quan Quận diệt giặc Hóp. Họ chia làm 2 phe dàn trận, lấy gỗ làm giáo gươm, lấy bìa làm voi, ngựa, tướng tá... biểu diễn cho dân làng xem. Trò Lề thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tới xem. Ông Trương Đắc Suê (85 tuổi), hậu duệ của Quan Quận Trương Đắc Phú là người duy nhất được xem Trò Lề còn sống trong làng. Ông Suê cho biết, đó là vào năm 1946. Tuy nhiên, sau đó, vì nhiều lý do, Trò Lề dần bị mai một. Sau gần 70 năm, xuất phát từ mong muốn của chính quyền và nhân dân địa phương, Trò Lề được khôi phục lại để biểu diễn trong dịp lễ hội đền Thượng.
 
Thời điểm này, UBND xã Quỳnh Nghĩa đang tổ chức khôi phục lại Trò Lề để phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa, tâm linh của đông đảo người dân trong vùng. Đã mấy tháng nay, ông Đinh Ẩn, đạo diễn Trò Lề dồn hết tâm sức, đi nhiều nơi, gặp nhiều vị cao niên để thu thập những tài liệu liên quan đến Trò Lề. Với vai trò là đạo diễn, một đêm, ông “chạy show” 10 vai, từ ông loa, xã quét, trưởng mõ đến quan huyện... để các diễn viên hình dung ra đặc điểm của các nhân vật. Ông Ẩn cho biết: “Trò Lề được tái hiện trên cơ sở chọn lọc những nét tinh túy của nguyên bản. Phần diễn lại trận đánh sẽ không được tái hiện mà chỉ biểu diễn phần mô tả gánh hát của Quan Quận. Hiện chúng tôi đã sưu tầm được một số đoạn hát của các nhân vật trong gánh hát và đang luyện tập để chuẩn bị cho buổi biểu diễn trong 3 ngày, từ 12 - 14 tháng Giêng”.
 
Nếu như trong nguyên bản, các vở diễn đều được thể hiện qua lối hát tuồng, hát chèo, cải lương thì khi khôi phục, nhiều phân đoạn, nhiều nhân vật sẽ được thể hiện bằng những điệu ví, giặm Nghệ Tĩnh. “Đó cũng là một cách để ví, giặm thấm sâu hơn vào đời sống nhân dân lao động. Tuy nhiên, do công tác sưu tầm gặp khó khăn nên nhiều nhân vật sẽ được xây dựng mới. Việc đặt lời hát cho phù hợp với từng nhân vật đại diện cho mỗi tầng lớp trong xã hội cũng khá khó khăn, bởi từ đạo diễn đến các diễn viên đều là người dân địa phương”, ông Ẩn cho biết thêm.
 
.

Huyền Thương