Từ ngày 7 - 17/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Nam Định tổ chức triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam”.
Triển lãm giới thiệu gần 60 hiện vật sư tử, nghê bằng các chất liệu gỗ, đồng, gốm, đất nung và đá được chế tác trong các thời Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn. Đây là các hiện vật cổ sưu tầm từ các đền, đình, chùa trong cả nước |
Triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan |
Một mẫu nghê gỗ được trưng bày tại Triển lãm |
Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại |
Lư hương gốm và đôi nghê gỗ từ thời Lê Trung Hưng |
Nghê gốm xã Giao Yến, tỉnh Nam Định, thế kỷ XVII |
Nghê gỗ chùa Xổi Thượng, tỉnh Nam Định, thế kỷ XVII – XVIII |
Nghê đất nung thế kỷ XIV |
Đôi nghê gỗ đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định, thế kỷ XVII – XVIII |
Cùng với hình tượng nghê, triển lãm giới thiệu nhiều mẫu sư tử thuần Việt. Đây là các hiện vật được chế tác từ thời Lý đến Nguyễn. Ảnh: Sư tử đá chùa Thông, tỉnh Thanh Hóa, năm 1270 |
Sư tử đá chùa Bà Tấm (Hà Nội) thế kỷ XI |
Cùng các hiện vật, chương trình cũng giới thiệu một số tư liệu video, hình ảnh và các nhận dạng mẫu sư tử Việt... |
Thông qua Triển lãm này, Ban tổ chức kỳ vọng người xem sẽ biết và sử dụng các mẫu nghê hay mẫu sư tử thuần Việt, thay vì dùng các mẫu sư tử đá ngoại. Qua đó góp phần tôn vinh văn hóa truyền thống, cũng như khơi dậy niềm tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần mang bản sắc của dân tộc. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 17/11/2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam |
.