Theo phương án đổi mới thi tốtnghiệp THPT, năm 2014 số môn thi tốt nghiệp giảm từ 6 môn xuống còn 4 môn. Thísinh thi 2 môn bắt buộc là toán, văn. 2 môn thí sinh được tự chọn trong cácmôn: ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, sinh học, hóa học, vật lý.
Với lịch thi trong 2,5 ngày, mộtbuổi thi được chia làm 2 ca tương ứng với 2 môn thi. Như vậy, nhiều trường hợpthí sinh không thi ca 1 mà thi ca 2 hoặc cả hai ca. Chính việc này đã khiếnnhiều địa phương rốt ráo chỉ đạo phương án vừa đảm bảo an toàn trường thi cũngnhư thuận tiện cho TS trong việc đi lại.
Trước ngày thi tốtnghiệp, Tường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội)cho tu sửa lại nhiều phòng học, lắp đặt và thay thế bóng đèn, quạttrần đảm bảo thuận lợi cho thí sinh đến dự thi. (Ảnh: V.Chung) |
Rốt ráo đảm bảo an toàn trong, ngoài phòng thi
Tại Vĩnh Phúc, ngày 21/5/2014, Phó GĐ sở GD-ĐT Nguyễn Phú Sơn có vănbản gửi thủ trưởng các cơ sở giáo dục có học sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2014về việc tăng cường công tác thực hiện quy chế và phương án bố trí phòng thi,phòng chờ cho học sinh.
Theo đó, các cơ sở cần nghiên cứukỹ hướng dẫn thi, khi lập phương án bảo vệ hội đồng thi cần phải cụ thể, chitiết. Riêng vấn đề phòng thi, phong chờ từng buổi thi phải có sơ đồ phòng thi,sơ đồ phòng chờ của từng buổi thi và được niêm yết.
GĐ sở GD-ĐT Vĩnh Phúc Hoàng MinhQuân cho biết: “Để thuận tiện, tất cả các hội đồng đều có phòng chờ cho thísinh và được bố trí trong khu vực thi. Để đảm bảo an toàn các giám thị cùng lựclượng phục vụ trong hội đồng sẽ giám sát, bảo vệ khu vực này”.
Tại Thái Nguyên năm nay có 12.952 thí sinh dự thi ở 32 hội đồng thi. Đểđảm bảo lực lượng coi thi sở đã huy động 1.995 cán bộ giáo viên làm công tác coithi, đảm bảo 2,5 giám thị/ 1 phòng thi, 7 phòng thi có 1 thanh tra theo dõi.
Lãnh đạo sở đã có hướng dẫn vàkiểm tra công tác chuẩn bị thi ở tất cả các hội đồng thi. Đối với những buổithi có 2 môn thi sẽ tổ chức những địa điểm tách biệt với khu vực thi để thísinh chờ thi. Trường nào không có đủ cơ sở vật chất cho việc này sở sẽ tổ chứcdựng nhà bạt “dã chiến” để tạo điều kiện tốt nhất cho các em nghỉ ngơi.
Tại Thái Bình, trong hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp THPTngày 24/5, lãnh đạo sở cũng yêu cầu các trường có khu vực phòng chờ cho thísinh. Tùy vào tình hình phòng chờ có thể ở trong hay ngoài hội đồng thi nhưngphải tách biệt với khu vực thi.
Tại Hà Nội, phương án sử dụng hội trường, phòng hội đồng, phòng giáoviên, phòng chờ cho cha mẹ học sinh hay phòng chức năng làm phòng chờ để họcsinh nghỉ ngơi chờ thi giữa các ca khác nhau cũng đã được nhiều hội đồng thitính đến.
Tại Nghệ An, ngày 23/5, lãnh đạo sở GD-ĐT đã ra công văn chỉ đạo vềviệc triển khai các biện pháp hỗ trợ thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm2014. Theo đó, Sở yêu cầu tất cả các trường, Ủy ban xã phường, thị trấn bố trí,sắp xếp một số phòng trong các trường (tiểu học, trung học cơ sở…) nhà văn hóakhối xóm gần địa điểm thi hoặc trong điều kiện có thể, chỉ đạo các trường THPTphối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức dựng rạp gần địa điểm thi đểthí sinh dự thi môn thứ hai của buổi thi nghỉ ngơi, tránh nắng nóng.
Ảnh minh họa |
Để học sinh không quên lịch thi sởcòn yêu cầu các trường phải nhắc nhở lịch thi trên hệ thống loa truyền thanhcủa tất cả các xã, phường.
Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, GĐ sở GD-ĐT ông Trần Trung Dũngcho biết sở không có quy định cứng trong việc này. Số liệu tại tỉnh cũng chothấy lượng học sinh chỉ đăng ký dự thi môn thứ 2 trong buổi thi khá ít, đa phầncác em chỉ chọn môn thi thứ nhất ở ca đầu tiên. Số ít khác lựa chọn thi cả 2môn/buổi, mỗi hội đồng thi có khoảng 15 trường hợp như vậy.
Năm nay, do quốc lộ 1A nhiều đoạnđang tu sửa, khá nguy hiểm nên theo ông Dũng sở GD-ĐT Hà Tĩnh chỉ đạo công tácđảm bảo an toàn giao thông cho học sinh đến trường thi.
Ông Dũng cho biết thêm sau một số vụ việc phản đối TQ hạ đặt giàn khoan trái phép dẫn tới xô xát vừa qua tạitỉnh, sở cùng các ngành chức năng sẽ lưu ý tránh tụ tập đông người xung quanhkhu vực thi.
10 người phục vụ 1 thí sinh
Tại Hòa Bình, số liệu thống kê của thí sinh hệ THPT và GDTX cho thấyngoại ngữ là môn ít thí sinh lựa chọn nhất: 529 em (6%); vật lý: 1951 (22,48%);hóa: 2453 (28,26%); sinh: 3387 (39,02%), lịch sử: 2733 (31,49%); địa lý caonhất với 6.307 học sinh lựa chọn, đạt 72,66%.
Nhiều trường như THPT Mường Bi,THPT Nguyễn Trãi và THPT Thanh Yên chỉ 1 học sinh đăng ký thi môn tiếng Anh. Điềunày dẫn đến có những hội đồng thi chỉ có 1 thí sinh thi môn này. Song theo quychế, hội đồng thi vẫn phải bố trí gần 10 người tham gia phục vụ ca thi đó trongđó ngoài giám thị coi thi, thanh tra còn hai phó chủ tịch, thư ký, công an bảovệ, y tế… .
Tại Thanh Hóa, các môn tiếng Pháp toàn tỉnh chỉ 18 thí sinh đăng ký dựthi và môn tiếng Nga chỉ có 2 thí sinh. Môn tiếng Anh cũng khá ít thí sinh đăngký dự thi. Tình trạng những ca thi chỉ 1-2 học sinh thi ngoại ngữ cũng diễn ra.
Song, theo GĐ sở GD-ĐT Phạm ThịHằng cho biết sở sẽ bố trí đầy đủ lực lượng phục vụ cho ca thi “cá biệt” nàyvàđảm bảo cho các thí sinh có tinh thầnthoải mái nhất để làm bài thi, tránh áp lực khi phải thi một mình giữa rấtnhiều cán bộ phụ vụ.
Để tránh các sai sót trong việctổ chức thi, một trong những nội dung quan trọng mà thanh tra bộ GD-ĐT hết sứclưu ý các địa phương là phương án chuẩn bị bố trí các buổi thi, ca thi.
Về việc có môn thi tự chọn ít thísinh đăng ký, Thứ trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho hay với những hội đồngcó quá ít thí sinh dự thi môn nào đó thì hội đồng thi có thể “linh động” vậnđộng học sinh dự thi môn ấy ở hội đồng thi khác. Danh sách dự thi ở đâu thì trảbài thi về hội đồng đó để niêm phong và chấm. Thứ trưởng cũng cho rằng việc nàyphải được sự đồng ý, tự nguyện của học sinh. Tuy nhiên, lãnh đạo các hội đồngthi đều cho rằng thí sinh thường có tâm lý muốn thi ở trường mình nên việc linhđộng này sẽ rất ít xảy ra.