Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201402/dung-lam-xau-di-hinh-anh-cua-nghe-giao-454598/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201402/dung-lam-xau-di-hinh-anh-cua-nghe-giao-454598/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đừng làm xấu đi hình ảnh của nghề giáo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 24/02/2014, 13:53 [GMT+7]

Đừng làm xấu đi hình ảnh của nghề giáo

(Congannghean.vn)-Từ lâu, nghề dạy học hay còn gọi là nghề giáo đã luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và được toàn xã hội trân trọng, xem đó là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Những người làm công tác dạy học là những “kỹ sư tâm hồn”, thường xuyên uốn nắn, rèn đức, luyện tài cho bao thế hệ học trò. Vậy nhưng, những ngày vừa qua, dư luận cả nước lại đang hết sức phẫn nộ trước cách ứng xử “thô bạo” của một số thầy giáo đối với học sinh ngay trong giờ học và cả trong cuộc sống đời thường.
 
Những ngày vừa qua, trên mạng internet lan truyền một đoạn clip có độ dài khoảng 1 phút, ghi lại cảnh một thầy giáo tát liên tiếp vào mặt một em học sinh ngay trên bục giảng. Cũng trong đoạn clip, một học sinh khác được thầy giáo này gọi lên bục giảng và tiếp tục tát vào mặt. Tuy nhiên, em học sinh này đã phản ứng lại bằng cách lao vào tấn công lại người thầy vừa đánh mình… Sự việc trên xảy ra vào ngày 21/1, tại Trường THPT Nguyễn Huệ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Người thầy giáo có hành động “thô bạo” trên là thầy Trần Anh Tuấn (giáo viên môn Hóa học). Còn 2 học sinh bị đánh là em Nguyễn Phúc Nghĩa và Nguyễn Thanh Long đều là học sinh lớp 11A1. Vụ việc trên đã dấy lên làn sóng phản ứng trước cách ứng xử “không giống ai” của một thầy giáo trẻ.
 
Tiếp đó, khoảng 21h ngày 15/2, tại thôn Hương Đại, xã Đức Hương, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), xuất hiện một nhóm thanh niên khoảng 10 người có mang theo đầy đủ hung khí, kéo đến truy sát một số thanh niên trong làng, gây hoảng loạn cho nhiều người. Và, thật đáng buồn thay, người cầm đầu nhóm thanh niên trên không ai khác chính là thầy giáo Lê Hoài Nam (SN 1983), hiện đang công tác tại Trường THCS Phan Đình Phùng (thị trấn Vũ Quang - Hà Tĩnh). Nguyên nhân vụ truy sát trên là do trước đó mấy ngày, người dân trong làng đã ngăn cản việc sà lan hút cát trái phép trên sông Ngàn Sâu, đoạn qua thôn Hương Đại, gây sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chiếc sà lan hút cát là của Công ty TNHH Quyết Thắng, do anh Lộc làm Giám đốc và thầy Nam là người nhà của anh Lộc. Vì thế, thầy Nam đã tổ chức nhóm thanh niên kéo vào làng truy sát, dằn mặt những người dám ngăn cản việc cho sà lan hút cát.
 
Học sinh Phan Văn Chung (Hương Khê) bị thầy giáo tát khiến em bị thủng màng nhĩ
Học sinh Phan Văn Chung (Hương Khê) bị thầy giáo tát khiến em bị thủng màng nhĩ
 
Cũng tại tỉnh Hà Tĩnh, vào ngày 18/2, tại lớp 8A, Trường THCS Hương Bình (huyện Hương Khê), trong tiết học Mỹ thuật, thầy giáo Trần Thế Vinh đã thẳng tay tát vào mặt em Phan Văn Chung (SN 1999) khiến em phải nhập viện. Theo kết luận của Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê thì em Phan Văn Chung nhập viện vào lúc 15h ngày 18/2 trong tình trạng chấn thương ở tai trái và thủng màng nhĩ. Nguyên nhân được xác định là do trong giờ học, em Phan Văn Chung đã có hành động vứt giấy cho bạn ngồi ở bàn khác, khiến thầy Vinh không kiềm chế được nên xảy ra sự việc như trên.
 
Qua một số sự việc đáng tiếc như trên, chúng ta chưa cần xét đến việc ai đúng, ai sai nhưng hành động đó của các thầy giáo đã để lại hình ảnh xấu trong suy nghĩ của học sinh và đặc biệt là dư luận xã hội. Vẫn biết rằng, học sinh dù ở cấp học nào cũng đang còn tính hiếu động, bột phát và không ít em nghịch ngợm, thậm chí là ngổ ngáo, xem thường cả thầy, cô giáo. Tuy nhiên, thiên chức của người làm công tác giáo dục là uốn nắn, rèn luyện để học sinh phát triển toàn diện chứ không phải dùng cách “dạy dỗ” như trên. Thêm vào đó, một vấn đề đang tồn tại lâu nay là, hầu hết các trường đào tạo ngành sư phạm chưa chú trọng vào rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống cho sinh viên, mà chỉ tập trung vào kiến thức lý thuyết.
 
.

Đức Ân