Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201401/van-hoa-phai-sua-doi-duoc-tham-nhung-441372/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201401/van-hoa-phai-sua-doi-duoc-tham-nhung-441372/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
"Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng..." - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 15/01/2014, 14:55 [GMT+7]

"Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng..."

Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động văn hóa. Tiếp theo, cần đặt lên hàng đầu nhiệm vụ quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ “Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
 
Lịch sử phát triển của nhân loại đã khẳng định, văn hóa là mục tiêu, động lực phát triển của xã hội. Ở nước ta, ngay từ năm 1943, khi chưa giành chính quyền, Đảng ta đã ban hành Đề cương văn hóa, chỉ ra các định hướng phát triển văn hóa Việt Nam. Đến năm 1998, tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng tiếp tục cho ra đời nghị quyết chuyên đề về: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhân dịp Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết quan trọng này, Báo CAND xin gửi đến bạn đọc cuộc trò chuyện với PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xung quanh vấn đề nói trên.
PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
 
PV: Xin ông cho biết một vài đánh giá của mình về thành tựu đã đạt được trong 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII)?
 
PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh: Quán triệt quan điểm của C.Mác, V.Lê nin, Hồ Chí Minh, trong nhiều thập kỷ qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ Nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Ban chấp hành TW Đảng (khóa VIII) năm 1998, đến các văn kiện Đại hội IX; đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XI và trong Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước năm 2011, Đảng ta đều rất chú trọng vấn đề này.
 
Có thể nói, chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được sự đồng tình và hưởng ứng rộng rãi trong Đảng, trong giới những người làm văn hóa, cũng như trong toàn xã hội. Văn hóa tiếp tục được phát triển đúng hướng và đa dạng, từng bước hình thành những giá trị mới tốt đẹp trong lối sống và nhân cách con người Việt Nam. Công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, trong đó có văn hóa các dân tộc thiểu số được quan tâm nhiều hơn. Giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế được chú trọng. Trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới, có thêm nhiều tác phẩm về các đề tài lịch sử, cách mạng, kháng chiến,...
 
Về mặt quản lý Nhà nước, đã có nhiều chủ trương và giải pháp tích cực để thể chế hóa quan điểm gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nhận thức của nhiều cấp ủy, chính quyền được nâng lên, do vậy, nhiều ngành nhiều địa phương đã vận dụng Nghị quyết, giải quyết tốt nhiều khâu trong thực tiễn đời sống. Ví dụ, kinh nghiệm của TP Hà Nội về xây dựng con người Thủ đô với các tiêu chí phù hợp: thanh lịch, hiện đại; của TP Hồ Chí Minh về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật; của TP Đà Nẵng về phong trào thực hiện “5 có”, “3 không”,...
 
PV: Theo ông, những điểm hạn chế về kết quả trong thực tiễn triển khai Nghị quyết TW5 khóa VIII vào cuộc sống là gì? Nguyên nhân do đâu?
 
PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh: Cùng với những cố gắng và thành tựu nổi bật như vừa trình bày ở trên, thực tế đã và đang tồn tại những hạn chế nổi bật sau:
 
Tăng trưởng kinh tế chưa đồng đều, chưa bền vững; văn hóa phát triển chưa tương xứng với phát triển kinh tế; tư duy văn hóa chậm đổi mới so với tư duy kinh tế; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc trong nhân dân; môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta; các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại,...
 
Theo tôi, một số nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm, yếu kém nêu trên là:
 
Thứ nhất, quan điểm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa chưa thật sự được quán triệt sâu sắc do chưa thấy hết vai trò quan trọng của văn hóa đối với phát triển kinh tế. Mặt khác, do sức ép về phát triển kinh tế, nhiều ngành, nhiều địa phương ít quan tâm đến phát triển văn hóa.
 
Thứ hai, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển rộng nhưng còn thiếu chiều sâu. Việc xây dựng nếp sống văn hóa chưa được các cấp, các ngành coi trọng và chỉ đạo thường xuyên. Trong giao tiếp công cộng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao thông, văn hóa công sở,... bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, gây bất bình trong dư luận xã hội.
 
Thứ ba, trong quản lý Nhà nước về văn hóa, tuy đã có những cố gắng, tiến bộ mới, nhưng nhìn chung những khuyết điểm, yếu kém cơ bản từ lâu vẫn chậm được khắc phục. Đầu tư cho phát triển văn hóa chưa tương xứng và ít hiệu quả. Một số cơ chế chính sách, chế tài chưa phù hợp thực tiễn, chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
 
PV: Để phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII), theo ông, chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản nào?
 
PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh: Hiện nay, trước diễn biến mau lẹ, phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, đã và đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa, chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu và cấp bách sau:
 
Trước tiên, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động văn hóa. Tiếp theo, cần đặt lên hàng đầu nhiệm vụ quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ “Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Trên cơ sở đó,  phải hết sức coi trọng bồi lắng lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, các đơn vị, cộng đồng xã hội,...
 
Qua đó, thực hiện bằng được mấy mục tiêu quan trọng là: “Làm cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân” (lời Hồ Chủ tịch); nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội và sinh hoạt của nhân dân; rà soát chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa ở cả Trung ương và địa phương; phải coi đầu tư cho văn hóa tương thích với đầu tư kinh tế,...
 
Ngoài ra, cũng cần phải khẩn trương cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành các chương trình, đề án, xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, cách thức tổ chức, lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành.
 
Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng đó là cần tăng cường công tác về quản lý. Cần khẩn trương rà soát, bổ sung và xây dựng mới các chế độ, chính sách cho những hoạt động nghề nghiệp. Đi liền đó, xây dựng chế tài ngăn chặn, xử lý các hoạt động sáng tác, truyền bá những sản phẩm văn hóa có nội dung tư tưởng, nghệ thuật ảnh hưởng xấu đến xã hội; gắn kết chặt chẽ hơn nữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa với các phong trào thi đua yêu nước trong toàn xã hội; đưa  “phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu; đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm của đội ngũ làm công tác  văn hóa,...
 
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
.

CAND