Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201303/26667-hien-phap-can-de-cap-ro-net-khia-canh-hoi-nhap-quoc-te-392265/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201303/26667-hien-phap-can-de-cap-ro-net-khia-canh-hoi-nhap-quoc-te-392265/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hiến pháp cần đề cập rõ nét khía cạnh hội nhập quốc tế - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 09/03/2013, 10:10 [GMT+7]
26667

Hiến pháp cần đề cập rõ nét khía cạnh hội nhập quốc tế

Quá trình chuẩn bị cho sửa đổi Hiến pháp khá công phu, nghiêm túc và việc triển khai lấy ý kiến toàn dân đã góp phần nâng cao ý thức và tinh thần, sức lực, trí tuệ nhân dân vào xây dựng Hiến pháp, triệt để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Nhất quán chủ trương hội nhập quốc tế

Trong lời mở đầu của Hiến Pháp cần bổ sung thêm khía cạnh tác động của hội nhập quốc tế chủ động, tích cực để nhận thức đầy đủ hơn về tác động của hội nhập quốc tế. Không ít điều trong Dự thảo đề cập đến khía cạnh chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đặc biệt, điều kiện mới, sự phát triển đất nước gắn liền với hội nhập quốc tế, không chỉ về kinh tế mà còn về văn hoá, khoa học- công nghệ, giáo dục, y tế, an ninh-quốc phòng… Do vậy, việc sửa đổi Hiến pháp nên gắn chặt chẽ với điều kiện hội nhập.

Thực tế, hội nhập quốc tế đang trở thành yếu tố chi phối hầu hết các cách thức ứng xử tại Việt Nam. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới theo hướng hội nhập quốc tế chủ động, tích cực của Việt Nam, thể hiện rõ nét và nhất quán chủ trương hội nhập quốc tế.

Do vậy xin đề xuất sửa như sau “Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; hội nhập quốc tế chủ động, tích cực; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Làm rõ nội hàm nhân dân

Cần làm rõ nhân dân là ai trong phạm trù nhân dân của Dự thảo. Là người Việt Nam hay người có nguồn gốc Việt Nam, công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài đang sinh sống lâu dài ở Việt Nam nhập quốc tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam nhưng không phải là người Việt Nam.

Người Việt Nam có nghĩa rất rộng cả già trẻ, gái, trai, thanh niên, nam, nữ… Do đó, nhân dân Việt Nam sẽ bao gồm người Việt Nam kể cả người Việt Nam ở nước ngoài và công dân Việt Nam là người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam.

Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân tức là nhân dân chiếm hữu quyền lực, định đoạt sự tồn tại của Nhà nước và đặt nghĩa vụ, chức năng, vai trò phục vụ nhân dân của Nhà nước tức là vì nhân dân.

Do đó, Điều 2 nên sửa đoạn “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” thành “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền mang bản chất xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam, do nhân dân Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam và phục vụ lợi ích dân tộc Việt Nam”.

Hiện tại chưa có chủ nghĩa xã hội về các tiền đề kinh tế cơ bản cho nên điều chỉnh lại thành mang bản chất xã hội chủ nghĩa sẽ phù hợp hơn. Lý do là nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là yếu tố cơ bản của hạ tầng cơ sở, nghĩa là chúng ta chưa có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hiện nền tảng kinh tế- xã hội còn thấp và thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp song thượng tầng kiến trúc lại là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đỉnh cao nhất của sự phát triển nhà nước theo ánh sáng của Chủ nghĩa Mác- Lên nin.

Chúng ta chưa có nhà nước xã hội chủ nghĩa theo đúng nguyên nghĩa mà chỉ có nhà nước mang bản chất xã hội chủ nghĩa. Như vậy, để tránh sự bất cân xứng rất lớn giữa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước của nền kinh tế này và để phù hợp hơn giữa trạng thái nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với Nhà nước cần chỉnh lại như trên.

Đối với Khoản 1 Điều 19 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sửa đổi ghi rõ “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Quy định này nhằm khẳng định tính thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam và loại bỏ nhận thức về việc đưa người Việt Nam định cư ở nước ngoài ra khỏi dân tộc Việt Nam.

Đây là quy định có giá trị khẳng định chính sách đại đoàn kết dân tộc rộng rãi của Đảng và Chính phủ Việt Nam không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc trình bày nhận định này cần lưu ý cả về nội dung và hình thức.

Thứ nhất, về hình thức trình bày, việc khẳng định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là “một bộ phận” là không thật phù hợp. Cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt như vậy trong Hiến pháp chưa bảo đảm tính nhân văn, đồng nhất người với bộ phận.

Thứ hai, về nội dung, việc khẳng định như khoản 1 của Điều 19 chưa phản ánh rõ nét quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như người Việt Nam định cư ở trong nước về bầu cử, ứng cử, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật…đến mức độ nào. Nếu không khẳng định rõ ràng về vấn đề này sẽ gây nhận thức về sự kỳ thị hay phân biệt giữa người Việt Nam trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đề nghị chỉnh sửa khoản 1 Điều 19 này thành “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là nhân dân Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam”.


Nguồn: Chinhphu
.