Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201206/21035-lao-nong-4-nam-cheo-do-dua-tre-di-hoc-396649/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201206/21035-lao-nong-4-nam-cheo-do-dua-tre-di-hoc-396649/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Lão nông 4 năm chèo đò đưa trẻ đi học - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 19/06/2012, 16:38 [GMT+7]
21035

Lão nông 4 năm chèo đò đưa trẻ đi học

 
Gần 4 năm qua, ông Khương đều phải thức dậy từ 5h sáng để chuẩn bị chạy chuyến đò đầu tiên vào lúc 5h30. Còn chuyến muộn nhất trong ngày là 22h. Nhiều đêm, khi đang ngủ say, chợt có việc đột xuất hay cấp cứu, ông Khương đều tức tốc lên đường đưa để kịp cứu người. Tất cả những chuyến đò chở người dân, trẻ nhỏ cùng xã đều được ông miễn phí.

Trước tình hình trên, ông Trần Văn Khương, một lão nông trú tại thôn Lô Đông, thuộc xã này vô cùng day dứt. Sau nhiều đêm mất ngủ, ông bàn với vợ con tình nguyện đứng ra đảm nhận công việc lái đò chở người qua sông Hóa. Lúc đầu, vợ và con ông kiên quyết phản đối bởi gia đình cấy hơn 10 sào ruộng. Không những vậy, chở đò không những không có lương mà mỗi tháng còn phải đóng góp cho UBND xã 200.000 đồng phí bảo trì đò. Nhưng rồi, trước quyết tâm của chồng, vợ ông cũng đồng ý và bắt đầu từ tháng 8/2009, ông Khương "tiếp quản" bến đò.

Công việc vận hành của ông cũng rất... kỳ lạ, người dân và các cháu học sinh của thôn Lô Đông và xã Vĩnh Long đều được miễn phí đi đò. Những ai không có hộ khẩu tại xã mới phải trả tiền. Mức thu phí chỉ từ 2.000 - 3.000 đồng/ lượt hỗ trợ tiền xăng, dầu. Những ngày cao điểm cũng chỉ thu được 20.000 - 30.000 đồng. Thậm chí cả tuần không có "khách lạ" đi đò.

Trao đổi với chúng tôi, ông Khương cho biết, ngày tiếp nhận, con đò xã cấp cũ kỹ, chèo bằng tay, lớp tôn mỏng trên sàn đò thủng lỗ chỗ. Cuối năm 2009, thấy việc chèo đò bằng tay vất vả, qua sông mất nhiều thời gian, ông Khương bàn với vợ con đầu tư mua máy nổ, sửa chữa đò để "cơ giới hóa" việc qua sông.

 

Ông lái đò Trần Văn Khương.

Theo phương án này, mỗi ngày con đò "ngốn" gần 40.000 - 50.000 đồng tiền xăng, thu không đủ chi, nhưng ông vẫn miệt mài không hề sao nhãng công việc.  Gần 4 năm qua, ông Khương đều phải thức dậy từ 5h sáng để chuẩn bị chạy chuyến đầu tiên vào lúc 5h30. Còn chuyến muộn nhất trong ngày là 22h. Nhiều đêm, khi đang ngủ say, chợt có việc đột xuất hay cấp cứu, ông Khương đều tức tốc lên đường đưa để kịp cứu người.

Ông Khương cho biết thêm, cũng có không ít người cho ông... "dở hơi" nhưng ông vẫn không nản bởi ước nguyện cháy bỏng nhất của ông đơn giản chỉ vì mong giúp trẻ em của các thôn trong xã được cắp sách đến trường, không vì chuyện cách sông mà phải bỏ học. Ở nhiều nơi, trẻ em được đi học là việc bình thường, nhưng ở thôn Lô Đông, được đi học đến nơi đến chốn là điều hết sức hãnh diện, là mơ ước của không biết bao bậc phụ huynh. Đến nay, thôn có gần 100 trẻ thường xuyên tới lớp. Gần 20 cháu thi đỗ đại học. Các cháu trường nào, năm thứ mấy ông Khương đều nhớ rõ. Ông bảo, thấy các cháu thành đạt, ông cũng vui lây. Biết đâu, trong số những sinh viên hôm nay, mai kia có đứa về xây được cho dân làng cây cầu để việc đi lại bớt vất vả.

Trước việc làm đầy ý nghĩa của lão nông Trần Văn Khương, Thành đoàn Hải Phòng mới rồi đã ra mắt mô hình "Bến đò ngang an toàn" tại bến đò Lô Đông và  đã trao cho ông 5 triệu đồng hỗ trợ nâng cấp, tu sửa đò chở khách cùng 30 áo phao cứu sinh và 20 dụng cụ nổi cho học sinh và hành khách thường xuyên qua đò.

Về xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng tận mắt chứng kiến con đò Lô Đông giản dị của ông Trần Văn Khương ngày ngày miệt mài đưa các cháu nhỏ tới trường an toàn, tiện lợi, chúng tôi vô cùng cảm động về tấm lòng của một lão nông vùng quê của Trạng Trình. Những chuyến đò ấy dường như chở cả niềm tin và hy vọng về một tương lai tương sáng, chắp cánh cho những ước mơ của thế hệ trẻ tại mảnh đất này bay cao, bay xa.


CAND
.