Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201205/20435-kho-khan-trong-hoat-dong-phuc-vu-bieu-dien-397176/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201205/20435-kho-khan-trong-hoat-dong-phuc-vu-bieu-dien-397176/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khó khăn trong hoạt động phục vụ biểu diễn - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 27/05/2012, 17:20 [GMT+7]
20435

Khó khăn trong hoạt động phục vụ biểu diễn

Tuy nhiên, để hoạt động sự nghiệp mang tính đặc thù này được duy trì, phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu của quần chúng đang đặt ra nhiều vấn đề trăn trở.

Đa dạng trong kênh tuyên truyền

Hàng năm, trong các cuộc thi, liên hoan biểu diễn nghệ thuật quần chúng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, đội ngũ văn nghệ sỹ là lực lượng đóng góp một phần không nhỏ cho thành công trong các lễ, hội. Qua đó, mục đích thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy được vai trò định hướng tư tưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
 
Các đoàn nghệ thuật quần chúng như Nhà hát dân ca Nghệ An, ca múa kịch, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, là những tổ chức sự nghiệp luôn tiên phong, sẵn sàng cho các hoạt động phục vụ biểu diễn quần chúng. 

Ông Đỗ Đình Tùng - Giám đốc Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng cho biết: Theo kế hoạch hàng năm, ngoài công tác chiếu phim phục vụ người xem tại Rạp 12/9, Trung tâm còn có 3 đội chiếu bóng lưu động với trên 500 buổi phục vụ tại các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong… cho bà con vùng sâu, vùng xa.
 
Ngoài việc chiếu phim, chúng tôi còn lồng ghép tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các bản tin khuyến nông, khuyến lâm qua âm thanh, hình ảnh, lời nói giúp bà con nhận thức, tiếp thu các giá trị văn hoá cũng như khoa học kỹ thuật. Bên cạnh báo, đài thì hoạt động chiếu phim lưu động do Trung tâm thực hiện là kênh thông tin được bà con đánh giá dễ nghe, dễ hiểu, dễ làm theo.
 
Ngoài ra, vấn đề “làm theo” trong cách tuyên truyền này cũng góp phần thắt chặt mối đoàn kết, tạo ổn định trong lối sống, nâng cao dân trí, góp phần gìn giữ ANTT trên địa bàn vùng sâu, vùng xa…

Hoạt động phục vụ biểu diễn cần được sự quan tâm hơn nữa
 
Đa dạng hơn trong cách tuyên truyền, Nhà hát dân ca Nghệ An cũng hội tụ đông đủ những văn nghệ sỹ dàn dựng, phục vụ biểu diễn nhiều tiết mục có giá trị như: “Lời Người lời của nước non”, “Cô gái sông Lam”, “Một cây làm chẳng nên non”… cùng với các vở hát dân ca xứ Nghệ đã ăn sâu vào tiềm thức con người.
 
Nhiều vở diễn với các tiết mục đặc sắc do các nghệ sỹ tâm huyết thực hiện đã góp phần không nhỏ trong hiệu quả tuyên truyền, định hướng nhận thức cho quần chúng nhân dân. Ngoài chức năng giải trí, hoạt động phục vụ biểu diễn còn là kênh tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng. 

Cần có kế hoạch dài hơi

Qua tiếp xúc, tìm hiểu về hoạt động phục vụ biểu diễn của các nghệ sỹ sau hậu trường, ngoài công tác dàn dựng, phục vụ các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, bằng niềm đam mê yêu nghề, một số anh chị em đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay, để đảm bảo cuộc sống của các nghệ sỹ, cần có sự quan tâm hơn nữa từ các cấp.
 
Ở Nhà hát dân ca, mỗi lần tổ chức cho các anh chị em đi phục vụ biểu diễn tại các huyện miền núi, kinh phí Nhà nước cấp cho đoàn còn ít, chưa đủ để đảm bảo nhu cầu trình diễn nghệ thuật được trọn vẹn. Việc giải quyết chế độ bồi dưỡng “thanh - sắc” cho các nghệ sỹ, diễn viên hiện nay chưa được thực hiện thường xuyên.
 
Nhiều nghệ sỹ, diễn viên tài năng như: Tạ Hiền (diễn viên dân ca có thâm niên biểu diễn hơn 20 năm), nghệ sỹ Thiên Huế, Nhạc công Trần Quỳnh Nguyên… đã phải “đắng cay” bỏ nghề để đi làm việc khác vì không thể sống bằng nghiệp ca hát.
 
Đặc biệt, nhiều năm nay Nhà hát dân ca Nghệ An vẫn không tuyển được một ca sỹ, nghệ sỹ nào vì… không bảo đảm được nhu cầu đời sống vật chất của họ. Nguy cơ mai một, các tiết mục dàn dựng nghệ thuật kém hiệu quả do kinh phí hạn hẹp đang trong tình trạng báo động. Kéo theo đó, việc ra đời 64 câu lạc bộ đàn và hát dân ca (thành lập từ năm 2009) ở các địa phương hiện nay mới chỉ chú trọng, quan tâm đến phần nổi, còn phần chìm thì còn nhiều trăn trở.
 
Việc ra đời các câu lạc bộ như vậy sẽ tạo bước đệm cho công tác sưu tầm, bảo tồn, lập hồ sơ trình UNESCO công nhận “ví, giặm Nghệ - Tĩnh” là di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2015 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Nhưng nhìn vào thực tế, nên chăng cần có sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời hơn nữa của các ngành liên quan.

Một thực tế nữa, hiện nay ngoài công tác phục vụ biểu diễn công ích theo kế hoạch, các đơn vị sự nghiệp cũng phải tự gồng gánh kinh phí biểu diễn bằng cách mở thêm các dịch vụ giải trí khác. Nhiều anh chị em nghệ sỹ phải tự thân bươn chải cuộc sống bằng cách tham gia các show diễn cá nhân tại các điểm như quán càfê, đám cưới, các cuộc liên hoan, hội hè… để nuôi nghề.

Tình cảnh đời sống của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng cũng không thua kém. Mỗi năm, nguồn kinh phí để phục vụ việc đi lại của các đội chiếu bóng lưu động chỉ như nước nhỏ giọt. Còn nữa, cơ sở vật chất, máy móc cho hoạt động phục vụ biểu diễn, chiếu phim còn nghèo nàn, lạc hậu. Đây cũng là một trong những lý do có thể làm kém hiệu quả kênh thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân.

Nên chăng chúng ta cần có cách nhìn thấu đáo hơn, quan tâm dài hơi hơn nữa tới những hoạt động phục vụ biểu diễn văn hoá - nghệ thuật, giải phóng áp lực đời sống vật chất hiện nay cho các anh chị em? Làm được điều đó sẽ góp phần phát huy, bảo tồn bền vững hơn nữa các di sản văn hoá phi vật thể của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

Ngọc Thái
.