Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201205/20258-di-tich-quoc-gia-cap-nham-cho-den-tho-gia-toc-397317/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201205/20258-di-tich-quoc-gia-cap-nham-cho-den-tho-gia-toc-397317/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Di tích Quốc gia cấp nhầm cho đền thờ gia tộc? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 19/05/2012, 08:15 [GMT+7]
20258

Di tích Quốc gia cấp nhầm cho đền thờ gia tộc?

Vụ việc đã xảy ra hơn 3 năm nay, người dân với nguyện vọng phục dựng lại ngôi đền làng và lấy lại tên của ngôi đền này nhưng chưa được giải quyết. Điều khó hiểu này xảy ra tại xã Liên Minh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
 
Sự tích ngôi đền cổ
Theo những người cao niên của hai làng Yên Phú và Yên Mỹ (xã Liên Minh, huyện Đức Thọ) kể lại: Xưa kia, khoảng đầu thế kỷ XIV (lúc đó là xã Thiên Tôn), có bà Trần Thị Ngọc Hào, sinh sống tại nhà ông Thái Cũng rất xinh đẹp.
 
Sau này bà Ngọc Hào được vua Trần Duệ Tông (1337 - 1377) lấy làm vợ và phong làm Hoàng hậu. Hoàng hậu Trần Thị Ngọc Hào sinh được ba người con (hai người con trai và một người con gái). Khi Trần Duệ Tông mất đi, bà Ngọc Hào cùng cô con gái về quê lập ấp nuôi quân tại Chi La (nay gồm huyện Đức Thọ, Hương Khê, Can Lộc và Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
 
Năm 1425, vua Lê Lợi kéo quân vào xứ Nghệ lấy vùng Hương Sơn lập căn cứ kháng chiến và xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh, lán ấp, trại của bà Ngọc Hào trở thành nơi cung cấp quân lương và trở thành hậu cứ vững chắc cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
 
Nhà thờ họ thành di tích lịch sử cấp Quốc gia
 
Sau đó, Lê Lợi lập công chúa Huy Chân làm cung phi, và phong bà Ngọc Hào làm Hoàng Thái Hậu. Khi Hoàng Thái Hậu Trần Thị Ngọc Hào mất, vua Lê Lợi cho người đưa bà về quê an táng thì gặp thiên tai nên thi thể bà dạt vào vùng đất hai thôn Yên Mỹ và Yên Phú ngày nay.
 
Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn của bà nên đã an táng và lập miếu thờ cúng bà Hoàng Thái Hậu. Từ khi ngôi đền được xây dựng đã được các đời vua ban tặng 7 đạo sắc (đời vua Cảnh Thịnh, Tây Sơn và triều Minh Mạng, vua Thiệu Trị, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định) cho làng Yên Phú. Hiện, những đạo sắc này vẫn còn được giữ lại.
 
Di tích Quốc gia cấp nhầm cho đền thờ gia tộc?
Ngoài ngôi đền thờ Hoàng Thái Hậu, trong làng Yên Phú còn có 3 ngôi đền khác được dựng lên để thờ cúng những vị thần hoàng, những vị tướng trong làng có công với nước.
 
Đến năm 1949, khi hợp tự hai làng Yên Phú và Thọ Tường thành 1 xã thì người dân xóm Thọ Tường đã mang những đồ thờ tự tại ngôi đền thờ Hoàng Thái Hậu (ở thôn Yên Phú và Yên Mỹ) lên thôn Thọ Tường. Còn 12 sắc phong cùng với long kiệu, văn tế, chèo văn… cũng bị lấy mất đi sau đó một thời gian. Điều đáng nói là có 12 sắc phong giá trị nhưng đến bây giờ chỉ còn lại 7 sắc phong.
 
Đến năm 1978, người dân Đức Minh và Liên Minh (có thôn Yên Phú và Yên Mỹ) hợp lại thành xã Liên Minh. Khi bị đập phá, lấy hết đồ thờ tự, ngôi đền của bà Hoàng Thái Hậu cũng bị phá theo thời gian và chỉ còn lại nền móng.
 
Ngày 22/8/2008, tại Quyết định số 72/2008/QĐ BVHTTDL đã cấp công nhận và cấp bằng di tích Quốc gia cho ngôi đền mang tên đền Liên Minh để thờ tự Hoàng Thái Hậu - Trần Thị Ngọc Hào tại thôn Thọ Tường, cách vị trí ngôi đền cũ (thôn Yên Minh và Yên Phú) gần 1km.
 
Điều đáng nói là không biết bằng cách nào, ngôi đền thờ của gia tộc cụ Cố Giản lại đổi tên thành ngôi đền thờ Hoàng Thái Hậu và trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia? Trong khi đó, toàn thể nhân dân hai thôn Yên Minh và Yên Phú phản đối kịch liệt với quyết định vô lý này, vì bà con cho rằng một sự thật lịch sử bị bóp méo.
 
Ngôi đền cổ được người ta phục dựng đền thờ Hoàng Thái Hậu này là ngôi đền khác của một gia tộc (gia tộc cụ Cố Giản ở thôn Thọ Tường) mang tên “Đền Liên Minh” thờ Hoàng Thái Hậu. Có những đạo phong, văn tế, long kiệu được lấy từ ngôi đền thờ Hoàng Thái Hậu cũ bị mất trước đây. Với mong muốn được trả lại đúng vị trí vốn có của ngôi đền thiêng liêng này, người dân thôn Yên Minh và Yên Phú đã nhiều lần có ý kiến cũng như đơn thư gửi các cấp chính quyền xem xét.
 
Ông Trần Đình Quý (75 tuổi), đứng trên nền đền thờ cũ cho biết: “Trước đây ngôi đền thiêng lắm, mọi người đều đến đây cầu an, cầu tài, cầu phúc, cầu lộc. Năm 20 tuổi tôi và nhiều người trong thôn có tổ chức đám cưới tại ngôi đền này. Không hiểu sao bây giờ lại mang đồ thờ tế, phong sắc… của đền để cấp di tích cho một ngôi đền khác của gia tộc”.
 
Ngày 22/7/2010, Thanh tra Bộ VHTT&DL đã có Công văn số 70/TTr gửi Sở VHTT&DL tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở có chỉ đạo để kiểm tra trường hợp đền tại thôn Thọ Tường được cấp di tích Quốc gia vào ngày 28/8/2008. Tuy nhiên, sau nhiều đợt kiểm tra, thanh tra thì ngôi đền Thọ Tường vẫn nằm đấy và mang tên đền Liên Minh.
 
Ông Lưu Đình Khương - Chủ tịch UBND xã Liên Minh cho biết: “Nguyện vọng của bà con được Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh xác định là chính đáng. Tuy nhiên, UBND xã không thấy bà con đề xuất với xã việc này mà chỉ thấy bà con đi gửi đơn ở các cấp cao hơn. Hiện, bà con đang làm đơn xin cấp đất ngôi đền cũ để xây lại đền thờ Hoàng Thái Hậu - Trần Thị Ngọc Hào”.
 
Ông Nguyễn Thế Minh - Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh cho biết thêm, thông qua ý kiến của người dân tại hai thôn Yên Minh và Yên Phú, Phòng Văn hóa tham mưu UBND huyện đã có buổi làm việc với đại diện những hộ dân. Tuy nhiên, huyện không có thẩm quyền trong việc cấp hay thu chứng nhận di tích của đền vì theo quy định thì cấp nào cấp chứng nhận di sản thì cấp đó có thẩm quyền quản lý và giải quyết. Di tích tại đền Liên Minh là di tích cấp Quốc gia nên thẩm quyền thuộc về Bộ VHTT&DL quản lý.

Thành Thảo
.