Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201201/18016-xem-thanh-nien-minh-tran-vat-cau-trong-gia-ret-399193/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201201/18016-xem-thanh-nien-minh-tran-vat-cau-trong-gia-ret-399193/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xem thanh niên mình trần vật cầu trong giá rét - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 29/01/2012, 12:48 [GMT+7]
18016

Xem thanh niên mình trần vật cầu trong giá rét

Bấm Play để xem video. Nguồn: Ngoisao
 

Từ lâu đời, vào mỗi dịp mùng 6 Tết hàng năm, người dân làng Thúy Lĩnh, quận Hoàng Mai lại tổ chức trò chơi truyền thống vật cầu. Đây là một tiết mục chính của lễ hội làng đầu xuân. Cuộc thi thu hút đông đảo du khách và người dân đổ về xem.

Các quả cầu làm bằng gỗ mít, sơn son nặng 20kg và 10kg dành cho thanh niên, 5kg dành cho thiếu nhi. Trên sân có 4 cái hố ở bốn góc với 4 màu khác nhau. 8 VĐV chia làm 4 đội đeo đai theo màu hố của mình và tham gia cướp cầu.

Địa điểm thi đấu nằm ngay bên đình làng cổ nơi thờ Linh Lang Đại vương. Tương truyền, Linh Lang là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Các em nhỏ và nhiều trai tráng trong làng được phân chia làm nhiều hạng thi đấu.

Trang phục của các VĐV gồm quần trắng, thắt lưng các màu, mình trần, tượng trưng cho 8 ông mãnh hổ cướp cầu.

Chiều mùng 6 Tết hàng năm, dân làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) lại mở hội đầu xuân, trong đó có màn trổ tài vật cầu đầy quyết liệt và đẹp mắt của thanh niên, trai tráng.
Địa điểm thi đấu nằm ngay bên đình làng cổ nơi thờ Linh Lang Đại vương. Tương truyền, Linh Lang là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông (1054-1072).
Tục thi vật cầu có từ nhiều đời nay. Ngày xưa các trai tráng trong làng tuổi 18-20 mới được thi đấu. Ngày nay trò chơi đã có nhiều đổi mới. Các cuộc thi đấu được chia làm 3 giải dành cho 3 lứa tuổi: thiếu nhi, thanh thiếu nhi và thanh niên. Thậm chí nhiều trung niên cũng tham gia thi đấu cùng.
Trang phục của các vận động viên này là quần trắng, mình trần, tượng trưng cho 8 ông mãnh hổ cướp bóng, cướp cầu. Bóng gồm bốn quả, người chơi lần lượt cướp từng quả một, hết bốn quả bóng mới tới cướp quả cầu.
Quả cầu làm bằng gỗ mít, sơn son nặng 20kg và 15 kg dành cho thanh niên và 5kg dành cho thiếu nhi.
Trong suốt 2 giờ đồng hồ, các trai tráng khỏe mạnh trổ tài thi đấu.
Trên sân có 4 hố ở 4 góc, người chơi đeo đai 4 màu khác nhau. 8 VĐV chia làm 4 đội đeo đai theo màu hố của mình và tham gia cướp cầu. Nhiều người chơi đã ngã lộn nhào sau khi bê được quả cầu về gần tới hố của đội mình.
Mỗi lần đặt được cầu vào hố của đội mình, vận động viên sẽ được Ban tổ chức thưởng 50.000 đồng. Ngoài ra họ còn được nhận thêm tiền thưởng từ các nhà hảo tâm đang đứng xem. Phần thưởng này có khi lên tới hàng trăm nghìn đồng.
Những ai 5 lần mang được cầu về hố sẽ đoạt giải cái, với giải thưởng có thể lên tới tiền triệu. Tuy nhiên tại buổi thi đấu chiều 28/1, không đội nào đoạt giải cái do các đội đều có sức mạnh không chênh lệch là bao.
Các vận động viên thi đấu quyết liệt nhưng rất vui vẻ và lịch sự, không xảy ra tình trạng quá ăn thua hay cay cú.
Buổi đấu cũng xuất hiện nhiều cao thủ khi không chỉ khỏe mà còn thể hiện kinh nghiệm lão luyện và phối hợp ăn ý với đồng đội, khiến khán giả hò reo tán thưởng.
Nhiều người nằm lăn ra sân vì mệt trong khi đồng đội và đối phương vẫn đang lăn xả cướp cầu.

T.H
.