Cùng với thuân lợi này, hệ thống điện còn được bổ sung lớn từ nguồn điện mới. Trong 9 tháng đầu năm, đã 6 trên tổng số 8 tổ máy được đưa vào vận hành phát trên lưới quốc gia với tổng công suất 1.153/1.373MW, bao gồm 2 tổ máy của thủy điện Đồng Nai 4, (2x170 MW); 2 tổ máy của thủy điện Kanak (2x6,5 MW) và 2 tổ máy của Thủy điện Sơn La (2x400MW). Đáng chú ý, tổ máy cuối cùng của thủy điện Sơn La- công trình có công suất thiết kế lớn nhất hiện nay đi vào hoạt động đã vượt tiến độ tới 3 năm.
Điện đang dư thừa |
EVN khẳng định, hệ thống điện dư thừa năng lực phát điện so với nhu cầu phụ tải.
Riêng tháng 9, sản lượng điện đạt 9,93 tỷ kWh. Trong đó, thuỷ điện - nguồn giá rẻ chiếm tới 53,9%, nhiệt điện than chiếm 16,5% và nhiệt điện khí chiếm 27,1%.
Sản lượng huy động bình quân 331,2 triệu kWh/ngày, ngày cao nhất đạt 354,4 triệu kWh với công suất cao nhất là 17.296 MW.
Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 89,392 tỷ kWh, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2011. Điện do EVN sản xuất và mua ngoài ước đạt 87,683 tỷ kWh, tăng 10,73% so với cùng kỳ, trong đó điện sản xuất chiếm 46,6%, tăng 9,55% và điện mua chiếm 53,4%, tăng 11,78%.
Điện thương phẩm ước thực hiện 78,445 tỷ kWh, tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó điện cấp cho công nghiệp - xây dựng tăng 10,69%, cho thương mại - dịch vụ tăng 16,44%, cho quản lý tiêu dùng dân cư tăng 12,02% so với cùng kỳ năm 2011.
Dự kiến, tháng 10, phụ tải của hệ thống có thể đạt tới 328 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất giao động từ 18.300-18.600 MW.
Tuy nhiên, so sánh tương quan với tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy, tăng trưởng điện vẫn gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy, hiệu quả kinh tế còn thấp.
Trong quý I, GDP tăng 4% thì điện đã tăng 10,2%. Quý II, GDP tăng 4,66% thì điện tăng tới 14%, quý III, tăng trưởng GDP đạt 5,35%, điện tâng 10,37%. Trong cả 9 tháng, GDP tăng 4,73% nhưng điện tăng tới 11,56%.